Chuyên mục  


base64-17363165747461379815770.jpeg

Đạo diễn Việt Linh phát biểu và bật khóc sau đêm diễn - Ảnh: LINH ĐOAN

Từ ngày đầu bắt tay chuyển thể kịch bản đến nay đã hơn 20 năm, một hành trình dài nhọc nhằn khiến đạo diễn Việt Linh có cảm xúc cực kỳ đặc biệt với vở kịch Nếu anh còn được sống.

Nỗ lực của Việt Linh trước khi có thể... gác kiếm

Nếu anh còn được sống (kịch bản: Việt Linh, đạo diễn: Việt Linh - Lê Chi Na) công diễn tối 7-1 tại Nhà hát Thanh Niên. Đây là vở kịch về đề tài chiến tranh đầu tiên của đạo diễn Việt Linh và Sân khấu Hồng Hạc.

Vở lấy bối cảnh đan xen giữa âm cảnh và dương thế thông qua hình ảnh người chiến sĩ trẻ hy sinh đúng ngày chiến tranh chấm dứt.

Đó là Bình, chàng trai trẻ là đứa con trai duy nhất của dòng họ ở một làng quê Bắc Bộ. Bình đang là sinh viên ngành y nhưng đã tình nguyện ra chiến trường để góp phần đem lại tự do cho dân tộc.

Khởi đầu là linh hồn của chàng trai trẻ lang bạt ở con sông nhưng chẳng muốn qua để tái sinh kiếp khác bởi nặng nỗi niềm, bởi muốn níu giữ những ký ức. Từ đó, vở cứ đan xen giữa âm - dương, quá khứ - hiện tại và hành trình của anh lính trẻ trong cuộc chiến cứ thế mở ra...

Trong ngày công diễn, đại diện gia đình nhà văn Văn Lê đã đến xem.

base64-17363167244061606136486.jpeg

Cảnh trong vở diễn Nếu anh còn được sống - Ảnh: LINH ĐOAN

Việt Linh xúc động bày tỏ: "Từ lúc anh Văn Lê còn sống tôi đã hứa sẽ cố gắng hoàn thành tác phẩm này. Đến nay, dù có nhiều khó khăn nhưng tôi nỗ lực phải làm cho bằng được trước khi "gác kiếm" sàn kịch vì một lý do nào đó.

Tôi rất hạnh phúc vì đã thực hiện được lời hứa với anh Văn Lê. Tôi nói với chồng mình đây là vở kịch mà tôi đã bỏ ra hết năng lượng và ngân lượng, bên cạnh đó cũng nhận được sự giúp đỡ của nhiều người...".

base64-173631679142037668988.jpeg

Linh hồn anh lính trẻ không muốn sang sông để tái sinh vì còn nặng nỗi niềm... - Ảnh: LINH ĐOAN

Hành trình hơn 20 năm 

Năm 1995, khi đạo diễn Việt Linh làm phim Chung cư, đạo diễn Vinh Sơn đã giới thiệu tác phẩm Nếu anh còn được sống và bảo rằng tác phẩm hay nhưng khó chuyển thể, chính nhà văn Văn Lê cũng thừa nhận điều đó.

Năm 1999, Việt Linh bắt tay chuyển thể sang kịch bản phim, kịch bản đoạt giải A cuộc thi kịch bản phim toàn quốc năm 2007 nhưng vì nhiều lý do nên vẫn không thể làm phim.

Khi xây dựng Sân khấu Hồng Hạc, Việt Linh đã chuyển hướng chuyển thể thành kịch bản kịch nói và đến nay tác phẩm bà ấp ủ hơn 20 năm mới trở thành hiện thực.

Mặc dù đêm công diễn vẫn còn những thiếu sót nhưng Việt Linh cảm thấy ấm lòng vì công sức bao nhiêu năm trời đã có thể thành hình.

Nếu các vở kịch trước đây của Hồng Hạc cao lắm là có chừng 7 diễn viên thì Nếu anh còn được sống có đến tận 18 diễn viên. Trong đó, một diễn viên có khi đóng đến 2, 3 vai.

Đạo diễn chia sẻ là "chỉ có mình tôi tham gia kháng chiến", không có ai có trải nghiệm chiến tranh nên quá trình dàn dựng rất vất vả. Đạo diễn phải giải thích cặn kẽ từng tình huống, tâm lý đến cả những vật dụng cá nhân mà người chiến sĩ trong thời chiến sử dụng ra sao.

"Nhưng điều gắn kết được ê kíp chính là cảm xúc. Nhạc sĩ cho vở là bạn Đỗ Phương còn rất trẻ, học từ Pháp về nhưng khi làm nhạc bạn nói rằng đã khóc suốt.

Trên sàn tập, diễn viên cũng khóc vì nhân vật. Với những tình cảm chân thành đó chúng tôi mong muốn được chuyển tải đến khán giả một vở diễn về chiến tranh giàu cảm xúc..." - đạo diễn Việt Linh nói.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020