Chuyên mục  


Estrogen là một nội tiết tố được sản xuất chủ yếu từ buồng trứng, rất quan trọng với nữ giới và không thể thay thế bằng bất kỳ loại hormone nào khác. Nó có vai trò quan trọng với ngoại hình, sức khỏe, tình dục và sinh sản ở nữ giới.

Đương nhiên, chẳng chị em nào muốn mình bị thiếu estrogen. Nhưng nếu nhận ra cơ thể có 4 sự thay đổi này thì rất có thể bạn đang đối mặt với suy giảm estrogen cùng nhiều hậu quả nghiêm trọng:

1. Rối loạn kinh nguyệt

Nếu cơ thể phụ nữ không tiết đủ estrogen thì ảnh hưởng nặng nề nhất và sớm nhất chính là chu kỳ kinh nguyệt.

Nội tiết tố này ảnh hưởng rất lớn tới chu kỳ kinh nguyệt bởi tác động đến chu trình bong tróc niêm mạc tử cung, rụng trứng của buồng trứng. Do đó mà người có nội tiết tố cân bằng, không bị thiếu estrogen sẽ có chu kỳ kinh nguyệt ổn định, ít đau bụng kinh. Ngược lại, nếu lượng estrogen tiết ra không đủ sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, thậm chí là mãn kinh. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ và còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ tiếp theo thường là 25 - 32 ngày. Hành kinh dài 3 - 5 ngày, không đau bụng kinh hoặc cơn đau không dữ dội. Máu hành kinh thường có màu đỏ sậm, không đông gồm máu và các mảnh vụn của niêm mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung, lượng máu mất khoảng 80ml. Nếu thỏa mãn các điều kiện vừa kể trên tức là bạn có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, khỏe mạnh và ngược lại thì là rối loạn kinh nguyệt.

2. Cân nặng thay đổi thất thường

Estrogen vốn là một nội tiết tố quan trọng duy trì nét nữ tính của người phụ nữ, bao gồm cả việc duy trì vóc dáng thon gọn. Phụ nữ bị thiếu estrogen sẽ khó tránh khỏi những thay đổi bất thường về vóc dáng cũng như cân nặng.

-1701092980032236464005.jpg

Tăng cân bất thường cũng có thể là do rối loạn nội tiết tố và trao đổi chất khi thiếu hụt estrogen (Ảnh minh họa)

Trong đó, phổ biến nhất là tình trạng cân nặng đột nhiên tăng lên mặc dù chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi không thay đổi nhiều. Nhất ở những vùng như bắp tay, bắp chân, bụng dưới. Ngoài ra, suy giảm estrogen cũng có thể gây ra tình trạng cân nặng liên tục thay đổi, tăng rồi lại giảm trong thời gian ngắn và không thể điều chỉnh bằng ăn uống.

Lý do là thiếu hụt estrogen sẽ gây ra một số rối loạn nội tiết nhất định, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và làm chậm quá trình chuyển hóa chất béo, khiến chất béo tích tụ. Từ đó khiến bạn bị tăng cân bất thường, thậm chí chỉ tăng cân ở một số vị trí nhất định trên cơ thể.

3. Làn da xấu đi rất nhanh

Khi thấy làn da đột nhiên xấu đi nhanh, tăng tốc độ lão hóa, nhiều chị em thường đổ lỗi cho thói quen thức khuya, ăn uống thiếu chất mà không biết rằng thiếu estrogen là nguyên nhân phổ biến.

Người có đủ estrogen sẽ có làn da trắng hồng, căng bóng, mềm mại và có độ đàn hồi tốt, ngoại hình trẻ trung lâu hơn. Ngược lại, thiếu estrogen sẽ dẫn tới tình trạng da thô ráp, chảy xệ, nhất là màu trở nên vàng hoặc xỉn đi. Thậm chí, nhiều chị em sẽ có nhiều nếp nhăn, da lão hóa sớm dẫn tới ngoại hình già trước tuổi, luôn trong trạng thái thiếu sức sống.

Đó cũng là lý do vì sao phụ nữ ngoài 40 tuổi thường có nếp nhăn. Bởi vì khi bước vào độ tuổi mãn kinh, nồng độ estrogen bắt đầu có dấu hiệu suy giảm. Tuy nhiên, nồng độ estrogen quá cao - tức là thừa estrogen cũng gây ra tác động tiêu cực đối với làn da. Ví dụ như khi nữ giới mang thai, estrogen tăng quá cao dẫn tới nám da.

4. Cảm xúc bất ổn, dễ tiêu cực hơn

Lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ thấp cũng sẽ kéo trạng thái tinh thần trở nên bất ổn, tiêu cực. Dễ nhận thấy như đột nhiên trở nên nhạy cảm giống như đang trong kỳ kinh nguyệt, tâm trạng rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài. Một điều nhỏ nhặt cũng có thể khiến chị em trở nên tức giận, tủi thân, lo lắng. Cũng có thể, đột nhiên nhận thấy bản thân rất dễ vui nhưng cũng rất dễ buồn, thậm chí tâm trạng lên xuống thất thường chẳng vì lý do gì.

-1701092978248865558893.jpg

Ít người biết rằng suy giảm estrogen có thể ảnh hưởng xấu tới trạng thái tinh thần (Ảnh minh họa)

Lý do là vì estrogen chịu trách nhiệm làm tăng serotonin, đây là một chất hóa học trong não giúp tăng cường tâm trạng. Thiếu hụt estrogen có thể gây ra sự suy giảm serotonin dẫn đến làm thay đổi tâm trạng hoặc thậm chí tăng nguy cơ mắc trầm cảm. Rối loạn nội tiết tố cũng khiến hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể dễ mệt mỏi nên nhạy cảm hơn, nhanh chán nản, đuối sức hơn.

Vì vậy, không khó hiểu khi phụ nữ ở tuổi mãn kinh trở nên nóng tính, thất thường, rất dễ nổi giận. Bởi lúc này chức năng buồng trứng suy giảm, lượng estrogen giảm nhanh.

Nguồn và ảnh: Sohu, ETtoday, KKnews

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020