Chuyên mục  


Vương hậu Camilla sẽ đội vương miện của Nữ hoàng Mary tại lễ đăng quang của bà và Vua Charles III tại Tu viện Westminster. Tuy nhiên, trên vương miện sẽ không có viên kim cương Koh-i-noor hoặc phiên bản mô phỏng viên kim cương gây tranh cãi này.

Viên kim cương Koh-i-noor khổng lồ này từng được đính trên vương miện của Nữ hoàng Mary vào ngày lễ đăng quang của bà năm 1911. Tuy nhiên vào năm 1937, nó đã được thay thế bởi một viên kim cương mô phỏng, viên kim cương gốc được gỡ ra để gắn vào vương miện của Thái hậu Elizabeth để bà đội trong ngày lễ đăng quang của bà và Vua George VI.

photo-2-16829284849611333807026.png

Bà Camilla phá bỏ truyền thống

Điện Buckingham đã xác nhận bà Camilla sẽ cho chế tác lại chiếc vương miện và thay viên kim cương Koh-i-noor bằng những viên kim cương từ bộ sưu tập riêng của cố Nữ vương Elizabeth. Đồng thời, Vương hậu Camilla sẽ là người đầu tiên kể từ thế kỷ 18 đội vương miện này ở lễ đăng quang.

Trước đó, người cuối cùng từng sử dụng lại một chiếc vương miện cũ chính là Nữ hoàng Caroline, vợ của Vua George II. Bà từng đội chiếc vương miện của Nữ hoàng Mary xứ Modena. Theo cung điện, bộ phận Crown Jeweller sẽ chịu trách nhiệm hiệu chỉnh chiếc vương miện để trang trí những món trang sức độc nhất cho dịp trọng đại.

photo-1-1682928477674865160855.png

Được biết, chiếc vương miện sẽ được gắn viên kim cương Cullinan III, IV và V, vốn nằm trong bộ sưu tập cá nhân của cố Nữ vương Elizabeth. Khi còn sống, bà thường đeo chúng như những chiếc trâm cài. Thêm vào đó, Crown Jeweller sẽ thay đổi thêm một chút bằng cách loại bỏ 4 trong số 8 vòm có thể tháo rời của chiếc vương miện để tạo nên một "ấn tượng khác biệt".

Lịch sử của viên kim cương Koh-i-noor

Koh-i-noor (có nghĩa là ngọn núi ánh sáng trong tiếng Ba Tư) là một viên kim cương nặng 105 carat, giá trị ước tính có thể lên tới 591 triệu đô la (13,8 nghìn tỷ VNĐ) và cũng là một trong những viên kim cương đắt đỏ nhất thế giới.

Mặc dù viên kim cương này đã thuộc quyền sở hữu của Vương quốc Anh gần 175 năm, nhưng từ lâu, nó đã vướng vào những tranh chấp về quyền sở hữu. Thậm chí, nhiều người gắn liền viên kim cương này với nhiều tranh chấp chính trị.

Viên kim cương Koh-i-noor lần đầu được tìm thấy tại mỏ Kollur, Ấn Độ, và được nhắc đến vào thế kỷ 14 trong nhật ký của Alauddin Khalji, hoàng đế cai trị Vương quốc Hồi giáo Delhi. Trong lịch sử, viên kim cương này từng thuộc sự sở hữu của nhiều hoàng đế Ấn Độ, nhưng sau đó được Đế quốc Anh mua lại và trao cho Nữ hoàng Victoria năm 1849.

Sau cái chết của Nữ vương Elizabeth II vào tháng 9/2022, chính phủ Ấn Độ đã bày tỏ lo ngại về việc chế độ quân chủ Anh sử dụng viên kim cương. Hơn nữa nhiều người Ấn Độ cũng coi viên kim cương là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh. Ngoài ra, đã có nhiều người kêu gọi Anh trả lại viên kim cương cho Ấn Độ kể từ khi đất nước này giành độc lập từ năm 1947.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020