Chuyên mục  


Back to Ione Ý kiến bạn đọc
Beauty Thứ sáu, 14/8/2020, 00:09 (GMT+7)

Tại sao người Mỹ gốc Á phẫn nộ với trào lưu trang điểm mắt cáo?

Phương Tây từng phân biệt đối xử dân châu Á dễ dàng bằng cách điều chỉnh đuôi mắt: kéo xếch lên trên để miệt thị người Nhật; dài ra hai bên để chế nhạo người Trung Quốc và kéo xuống để trêu chọc người Hàn.

Bạn bè tiểu học từng gọi đôi mắt của Sophie Wang là "ching chong". Đó là cụm từ phân biệt chủng tộc khinh miệt để chế nhạo sắc tộc châu Á của cô, bọn trẻ vừa cười cợt vừa dùng hai tay kéo đuôi mắt dài ra. Nếu trêu chọc người Nhật, phải kéo đuôi mắt lên trên; nếu là người Trung thì kéo dài ra hai bên; còn nếu đó là người Hàn Quốc thì kéo xuống.

Sophie năm nay 17 tuổi và đã rất nhiều trôi qua kể từ ngày cô phải chịu đựng những lời trêu trọc về "một nét mặt duy nhất" của mình. Tuy nhiên, khi lướt qua các bài đăng trên mạng xã hội gần đây, những ký ức không mấy vui vẻ đó lại ùa về. Đó chính là khi cô xem xu hướng làm đẹp mới: "những đôi mắt cáo".

Tràn ngập trên Instagram, TikTok và YouTube, mọi người từ khắp nơi chia sẻ những video và hình ảnh đôi mắt cáo, tức là áp dụng trang điểm và các thủ thuật khác để tạo ra đôi mắt "hình hạnh nhân" xếch lên, bắt chước những người nổi tiếng từng áp dụng trước đó như Kendall Jenner, Bella Hadid và Megan Fox.

740full-bella-hadid-4489-1597338511.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=EZBxKHGd87dR9kHQgdMPTg"Mắt cáo" của Bella Hadid.

Tràn ngập trên Instagram, TikTok và YouTube, mọi người từ khắp nơi chia sẻ những video và hình ảnh đôi mắt cáo, tức là áp dụng trang điểm và các thủ thuật khác để tạo ra đôi mắt "hình hạnh nhân" xếch lên, bắt chước những người nổi tiếng từng áp dụng trước đó như Kendall Jenner, Bella Hadid và Megan Fox.

Mắt cáo - "fox eye" - là lối trang điểm kết hợp giữa shadow, eyeliner và lông mi giả để tạo ra một đôi mắt như được chắp thêm đôi cánh. Tip nhỏ là bạn nên tỉa phần đuôi lông mày và kẻ lại sao cho thật thẳng và hướng lên trên. Có những người còn khuyên buộc tóc đuôi ngựa thật cao hoặc dùng băng keo để nâng mắt cao hơn nữa. Theo một số nghệ sĩ trang điểm thì càng nhấn cho đôi mắt sắc sảo, càng dài thì càng đem lại hiệu ứng hút hồn hơn.

maxresdefault-8755-1597338511.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Y6Szp97RVHUTG59_8kWuUAMột số kiểu vẽ mắt cáo.

Nhưng đối với Sophie và những người Mỹ gốc Á khác, tư thế chụp ảnh "đau nửa đầu" - kiểu sử dụng một hoặc hai ngón tay chạm vào thái dương để kéo mắt, càng làm đậm thêm hiệu ứng mắt cáo, cùng đôi mắt mô phỏng kia - không khác gì các hành động khinh miệt họ từng nhận được trong quá khứ.

Emma Chamberlain, một influencer với 9,8 triệu người theo dõi trên Instagram, gần đây bị chỉ trích nặng nề vì đã đăng một bức ảnh cô vừa ấn tay vào tư thế này vừa thè lưỡi ra. Fan của Chamberlain vội vàng bảo vệ thần tượng, cho rằng những người cảm thấy bị xúc phạm đang "phản ứng thái quá". Dù vậy, Chamberlain đã xóa bức ảnh và xin lỗi rằng cô không cố ý tạo dáng như vậy: "Tôi thật sự xin lỗi những người bị tổn thương vì bức ảnh đó".

Nhưng thật sự, tổn thương thì đã có.

"Họ bắt chước đôi mắt tôi rồi kêu là ching chong, gọi tôi là kẻ ăn thịt chó. Vậy thì làm sao tôi có thể thấy ổn với bài đăng của Emma?" một người viết trên Twitter. "Rõ ràng cô ấy làm đôi mắt xéo như vậy thì được khen ngợi còn đó vốn dĩ là hình dạng mắt tự nhiên của tôi thì lại bị phân biệt đối xử. Nên tôi rất tức giận".

Đó là một xu hướng làm đẹp mới nhưng lại làm gợi lên những nếp suy nghĩ cũ và cả những chế nhạo cũ. Điều này khiến cho những người gốc Á cảm thấy khó chịu. Họ nghĩ đã đến lúc nói lên điều này.

Theo cô bạn Sophia Wang, điều mà mọi người không hiểu, là động thái này đã khiến lịch sử về phân biệt chủng tộc nặng nề thêm. Ngày xưa, truyền thông phương Tây từng đem khuôn mặt người châu Á ra châm chọc là một giống loài "man rợ", "chưa tiến hóa xong" và "thấp kém". Tuy nhiên, vào thế kỷ 21, những đặc trưng của người châu Á lại đột nhiên biến thành xu hướng làm đẹp cho những người không phải châu Á. Đây chính là một hành động chiếm đoạt văn hóa.

Đôi mắt châu Á bị "đánh cắp"

Kelly H. Chong, giáo sư xã hội học tại Đại học Kansas, định nghĩa việc chiếm dụng văn hóa là một nhóm người có đặc quyền hay quyền lực lớn hơn "nhận vơ" một ý tưởng, thông lệ, phong tục và nhận dạng văn hóa của một nhóm người khác. Những influencer từ "nhóm người trội" hợp pháp hóa nó như một phong cách thời thượng và rất cool, và trong quá trình đó đã ngoại lai và biến tướng đi.

http-cdn-cnn-com-cnnnext-dam-a-5998-9984-1597338511.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ighmBCAlHqCzryah1J21Tg

"Mắt tôi không phải là xu hướng" - của Chungi Yoo, một họa sĩ ở Frankfurt, Đức.

Trong quá khứ, Hollywood đã vài lần khiến khán giả không thoải mái vì ngang nhiên chiếm dụng đôi mắt người châu Á. Vào đầu những năm 1930, một nghệ sĩ trang điểm có tên Cecil Holland đã sử dụng các kỹ thuật tương tự như tạo ra đôi mắt cáo ngày nay để biến diễn viên da trắng thành các nhân vật châu Á hung ác, điển hình nhất là nhân vật Fu Manchu. Không thể không nhắc đến Mickey Rooney, một nam diễn viên da trắng (lại) vào vai ông hàng xóm người Nhật Bản giọng nặng trịch trong tác phẩm kinh điển "Breakfast at Tiffany's". Hình tượng này "đổ bê tông" luôn cho hình ảnh đàn ông châu Á răng hô, mắt mỏng trong trí óc khán giả.

Tài khoản TikTok @LeahMelle từng đăng một video phản đối lối make up mắt cáo và video này nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ. Cô không thể hiểu nổi tại sao một xu hướng như vậy lại có thể hot đến thế. "Đây không phải là một bộ phim xưa để bạn đổ lỗi cho những định kiến bị bóp méo của thời đại. Chuyện này đang xảy ra ngay bây giờ. Và người ta vẫn coi nó là chấp nhận được".

http-cdn-cnn-com-cnnnext-dam-a-7640-6479-1597338511.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nIAaCLP9Kjrm6CcM0Ym_Ig

Nữ diễn viên da trắng Myrna Loy trong vai ả con gái đồi trụy của Fu Manchu trong bộ phim "The Mask of Fu Manchu" (1932).

Giống như hầu hết xu hướng làm đẹp khác, cơn sốt đôi mắt cáo rồi cũng sẽ dịu đi thôi. "Nhưng đó lại chính là vấn đề", theo Stephanie Hu, người sáng lập của Đoàn Thanh niên châu Á thân hữu, một tổ chức có trụ sở tại California khuyến khích những hoạt động tích cực của người châu Á. Trong một bài đăng Instagram có nhan đề "Vấn đề về trào lưu #FoxEye", tổ chức này đã viết: "Trào lưu này có thể không xuất phát từ ý đồ xấu, nhưng nó cướp đi đôi mắt chúng ta và che mờ đi nỗi đau phân biệt chủng tộc trong quá khứ".

Hu cho biết, "Có lẽ đây chỉ là một trend tức thời". Cô tin rằng dáng mắt của người châu Á không phải là thứ để một ngày nọ "được chấp nhận" và sau đó lại "bị ném đi" khi xu hướng kết thúc.

"Đôi mắt này là bạn đồng hành với chúng tôi mỗi ngày", Hu nói.Áp lực phải giống người da trắng

Nhiều người châu Á từ lâu đã cảm thấy áp lực phải thay đổi hình dạng của mắt và làm cho mắt trông to hơn.

Phẫu thuật tạo mắt hai mí là một trong những phương pháp thẩm mỹ phổ biến nhất ở các nước Đông Á, cũng như với người Mỹ gốc Á. Nó lần đầu tiên xuất hiện vào đầu những năm 1950, ban đầu được sử dụng như một công cụ để phụ nữ Hàn Quốc ở Mỹ trở nên giống với người Mỹ.
http-cdn-cnn-com-cnnnext-dam-a-6038-6922-1597338511.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=d6iqIsU72wbNVWtKksfGTQ

Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc Kim Byung-gun thể hiện hiệu quả của phẫu thuật tạo mắt hai mí, tức là cắt một đường trên mi để khiến mắt bệnh nhân trông to hơn.

Theo tờ Korea Herald, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ David Ralph Millard là người đầu tiên thực hiện loại phẫu thuật này trong Chiến tranh Triều Tiên. Bệnh nhân đầu tiên của ông là các cô dâu Triều Tiên kết hôn với lính Mỹ. Vì bị gọi là "mối đe dọa cả về văn hóa lẫn chủng tộc đối với Mỹ", nhiều người trong số họ được phẫu thuật với nỗ lực "đồng hóa" các cô gái đến từ Đông Á để các cô "ít nguy hiểm hơn".

Taeyeon Kim, đang học thạc sĩ tại Đại học Bang Bowling Green, đã viết trong bài luận năm 2005 rằng: "Phẫu thuật biến đôi mắt 'bị thành kiến' để trở thành một con người 'tốt và đáng tin cậy' hơn trong mắt người phương Tây. Họ chấp nhận thay đổi khuôn mặt mình, và cũng như chứng minh rằng vẻ đẹp Mỹ là hình mẫu còn châu Á là những người phải bắt chước theo".

Kim viết: "Mặc dù chính cái đẹp mới là thứ chủ yếu thúc đẩy ham muốn thay đổi đôi mắt của phụ nữ ngày nay, tiêu chuẩn vẻ đẹp này được xây dựng dựa trên di sản lịch sử của khoa học phương Tây, chủng tộc được Thượng đế đặc biệt ban cho cơ thể trắng và các đường nét xinh đẹp".

Áp lực phải đồng hóa đã kéo dài đến những thập kỷ gần đây. Vào năm 2013, phát thanh viên tin tức Julie Chen tiết lộ trên "The Talk" rằng cô đã sửa mí năm 25 tuổi để thăng tiến trong sự nghiệp. Một sếp cũ nói với cô rằng "đôi mắt châu Á" khiến cô trông thật "hờ hững" và "buồn chán". Sau phẫu thuật, Chen nói: "Tôi trông xinh hơn, ít nhất là theo tiêu chuẩn xã hội".

Khi xu hướng xã hội trở nên phổ biến

Những gì được coi là hấp dẫn ngày nay đa phần đều do ảnh hưởng từ các phương tiện truyền thông xã hội, nơi mà các xu hướng làm đẹp có thể nhanh chóng lan truyền, và những tranh cãi cũng nhanh chóng phá nát sự tự tin và giá trị bản thân của một người.

Trên Tiktok, hashtag #foxeye đã có hơn 72,8 triệu lượt xem, còn trên Instagram, hashtag #foxeyes có hơn 70.000 lượt đăng.

Nghệ sĩ trang điểm người Mỹ gốc Á Marc Reagan cho biết khi lần đầu tiên biết đến trend mắt cáo, anh không nghĩ rằng đó là vấn đề mà chỉ đơn giản coi nó như các kỹ thuật trang điểm để cải thiện mắt và phóng to "hạt hạnh nhân" lên.

Nhưng nó đã "bị biến thành một cái gì đó khác", và trở nên xúc phạm khi mọi người bắt đầu thêm động tác hai ngón tay kéo đuôi mắt lên trên. "Tất cả mọi người cần dừng lại một chút và tự hỏi liệu khi làm vậy thì có đụng chạm đến ai không".

Reagan nói thêm rằng anh không ngạc nhiên khi một số người cảm thấy bị tổn thương bởi xu hướng này, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay, khi Đông Á đang bị nhắm đến bởi các cuộc tấn công hoặc vu khống mang tính phân biệt chủng tộc. Một số người, trong đó có cả tổng thống Mỹ, đã từng gọi Covid-19 là "virus Trung Quốc".

"Sẽ có người cảm thấy bị xúc phạm khi bạn "làm quá" một đặc điểm trên khuôn mặt, rồi mô phỏng theo cái mà họ từng bị chế nhạo hoặc phân biệt đối xử. Chúng ta đang sống trong một thời điểm thực sự nhạy cảm. Hãy xem xét lại điều này".

Thủy Tiên (Theo CNN)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020