Chuyên mục  


Giày "Quỷ Satan" đang gây xôn xao khi mỗi đôi đều chứa một giọt máu của công nhân thuộc công ty MSCHF. Thiết kế do rapper Lil Nas X và MSCHF hợp tác sản xuất, với vùng đệm khí bên trong chứa mực đỏ trộn máu. Mỗi đôi giày được đánh số thứ tự x/666. Trên thân giày có biểu tượng ngôi sao năm cánh của quỷ Satan. Thân giày và hộp giày in dòng chữ "Luke 10:18" - nhắc tới đoạn Kinh thánh về câu chuyện quỷ Satan bị trục xuất khỏi thiên đàng. Dù 666 đôi đã bán hết sạch chưa đầy một phút, nhiều người cho rằng lấy máu để làm giày là vô nhân đạo. Ảnh: Twitter Saint.

Giày "Quỷ Satan" đang gây xôn xao khi mỗi đôi đều chứa một giọt máu của công nhân thuộc công ty MSCHF. Thiết kế do rapper Lil Nas X và MSCHF hợp tác sản xuất, với vùng đệm khí bên trong chứa mực đỏ trộn máu. Mỗi đôi giày được đánh số thứ tự x/666. Trên thân giày có biểu tượng ngôi sao năm cánh của quỷ Satan. Thân giày và hộp giày in dòng chữ "Luke 10:18" - nhắc tới đoạn Kinh thánh về câu chuyện quỷ Satan bị trục xuất khỏi thiên đàng. Dù 666 đôi đã bán hết sạch chưa đầy một phút, nhiều người cho rằng lấy máu để làm giày là vô nhân đạo. Ảnh: Twitter Saint.

Năm 2019, MSCHF từng gây tranh cãi khi ra mắt giày "chúa Jesus". Công ty này đã mua lại nhiều đôi Air Max 97 của Nike và sáng tạo lại, gắn thêm thánh giá bằng vàng, bán giá 1.425 USD. Đặc biệt, phần đế giày chứa nước thánh được lấy từ sông Jordan và được một linh mục ở Brooklyn ban phước. Đôi giày tỏa mùi trầm hương còn mang một số biểu tượng Kitô giáo khác, như: câu Kinh Thánh Matthew 14:25 ngụ ý Chúa bước đi trên mặt nước, một chấm đỏ tượng trưng cho máu của Jesus. Nhiều người khen thiết kế độc đáo và mang câu chuyện thú vị, song một số khác cho rằng sự kết hợp này là lố bịch, lợi dụng đức tin của con người để kiếm lợi nhuận. Một vài ý kiến hoài nghi về tính xác thực của nước thánh. Ảnh: Stockx.

Năm 2019, MSCHF từng gây tranh cãi khi ra mắt giày "chúa Jesus". Công ty này đã mua lại nhiều đôi Air Max 97 của Nike và sáng tạo lại, gắn thêm thánh giá bằng vàng, bán giá 1.425 USD. Đặc biệt, phần đế giày chứa nước thánh được lấy từ sông Jordan và được một linh mục ở Brooklyn ban phước. Đôi giày tỏa mùi trầm hương còn mang một số biểu tượng Kitô giáo khác, như: câu Kinh Thánh Matthew 14:25 ngụ ý Chúa bước đi trên mặt nước, một chấm đỏ tượng trưng cho máu của Jesus. Nhiều người khen thiết kế độc đáo và mang câu chuyện thú vị, song một số khác cho rằng sự kết hợp này là lố bịch, lợi dụng đức tin của con người để kiếm lợi nhuận. Một vài ý kiến hoài nghi về tính xác thực của nước thánh. Ảnh: Stockx.

Được ví là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho cuộc cách mạng giày bóng rổ, Air Jordan 1 cũng nằm trong nhóm thiết kế gây tranh cãi nhất lịch sử giày thể thao. Năm 1984, Peter Moore thiết kế riêng giày cho Michael Jordan với tông chủ đạo đen và đỏ theo màu áo thi đấu của đội Chicago Bulls. Thiết kế ngay lập tức bị David Stern - Ủy viên hội đồng NBA - bác bỏ, bởi theo luật giày thi đấu ở NBA phải có màu trắng chủ đạo, trong khi Air Jordan 1 chỉ có màu trắng ở phần giữa.

Tuy nhiên, Michael Jordan vẫn mang đôi giày này trong trận đấu đầu tiên tại giải NBA năm 1985. Ông đi nó trong suốt các trận đấu tiếp theo cho tới khi bị chấn thương ngày 29/10 cùng năm. Điều đó dấy lên tin đồn cứ mỗi lần Jordan đi giày là một lần ông bị nộp phạt vì vi phạm luật đồng phục.

Hồi tháng 5/2020, đôi Air Jordan 1 của ông được bán đấu giá 560.000 USD, cao gấp ba lần con số dự kiến. Hơn bốn thập kỷ trôi qua, thiết kế vẫn là một tượng đài, tạo nên nhiều cuộc hợp tác thú vị giữa Nike với các vận động viên vĩ đại nhất mọi thời. Ảnh: Nike.

Được ví là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho cuộc cách mạng giày bóng rổ, Air Jordan 1 cũng nằm trong nhóm thiết kế gây tranh cãi nhất lịch sử giày thể thao. Năm 1984, Peter Moore thiết kế riêng giày cho Michael Jordan với tông chủ đạo đen và đỏ theo màu áo thi đấu của đội Chicago Bulls. Thiết kế ngay lập tức bị David Stern - Ủy viên hội đồng NBA - bác bỏ, bởi theo luật giày thi đấu ở NBA phải có màu trắng chủ đạo, trong khi Air Jordan 1 chỉ có màu trắng ở phần giữa.

Tuy nhiên, Michael Jordan vẫn mang đôi giày này trong trận đấu đầu tiên tại giải NBA năm 1985. Ông đi nó trong suốt các trận đấu tiếp theo cho tới khi bị chấn thương ngày 29/10 cùng năm. Điều đó dấy lên tin đồn cứ mỗi lần Jordan đi giày là một lần ông bị nộp phạt vì vi phạm luật đồng phục.

Hồi tháng 5/2020, đôi Air Jordan 1 của ông được bán đấu giá 560.000 USD, cao gấp ba lần con số dự kiến. Hơn bốn thập kỷ trôi qua, thiết kế vẫn là một tượng đài, tạo nên nhiều cuộc hợp tác thú vị giữa Nike với các vận động viên vĩ đại nhất mọi thời. Ảnh: Nike.

Jeremy Scott x Adidas Roundhouse Mid hay còn gọi là giày "Shackle" (còng), là sản phẩm hợp tác giữa Jeremy Scott và Adidas năm 2012. Ngay sau khi ra mắt, giày gây tranh cãi bởi gắn thêm một chiếc cùm màu cam quanh cổ chân. Dù Adidas đã giải thích đôi giày mang phong cách độc lạ, vui vẻ và thoải mái, nhiều người vẫn chỉ trích chúng gợi hình ảnh đau thương của chế độ nô lệ ở Mỹ thế kỷ 19. Trước phản ứng gay gắt của dư luận, hãng đã phải ngừng sản xuất. Ảnh: Adidas.

Jeremy Scott x Adidas Roundhouse Mid hay còn gọi là giày "Shackle" (còng), là sản phẩm hợp tác giữa Jeremy Scott và Adidas năm 2012. Ngay sau khi ra mắt, giày gây tranh cãi bởi gắn thêm một chiếc cùm màu cam quanh cổ chân. Dù Adidas đã giải thích đôi giày mang phong cách độc lạ, vui vẻ và thoải mái, nhiều người vẫn chỉ trích chúng gợi hình ảnh đau thương của chế độ nô lệ ở Mỹ thế kỷ 19. Trước phản ứng gay gắt của dư luận, hãng đã phải ngừng sản xuất. Ảnh: Adidas.

Để kỷ niệm ngày Quốc khánh lần thứ 40 của UAE, Puma phát hành phiên bản đặc biệt Speedcat, gồm các màu trên quốc kỳ của UAE như đen, đỏ, xanh lá cây và trắng. Tuy nhiên, một số người chỉ trích điều này xúc phạm đất nước của họ, bởi màu trên lá cờ là thiêng liêng. Phản ứng dữ dội của người dân khiến Puma phải loại bỏ tất cả đôi sneakers Puma Speedcat "UAE" khỏi các cửa hàng. Ảnh: Puma.

Để kỷ niệm ngày Quốc khánh lần thứ 40 của UAE, Puma phát hành phiên bản đặc biệt Speedcat, gồm các màu trên quốc kỳ của UAE như đen, đỏ, xanh lá cây và trắng. Tuy nhiên, một số người chỉ trích điều này xúc phạm đất nước của họ, bởi màu trên lá cờ là thiêng liêng. Phản ứng dữ dội của người dân khiến Puma phải loại bỏ tất cả đôi sneakers Puma Speedcat "UAE" khỏi các cửa hàng. Ảnh: Puma.

Đôi giày thể thao "Weapon" (Vũ khí) của Converse - lấy cảm hứng từ huyền thoại bóng rổ thập niên 1980 Larry Bird và Magic Johnson - bị cho là mang lại vận đen. Ngay trước ngày chúng ra mắt, ngôi sao của đội Baylor - Patrick Dennehy - bị một đồng đội bắn chết. Ngoài ra, nhiều ngôi sao NBA thời đó đang phải đối mặt với cáo buộc vũ khí, bao gồm Jayson Williams, Allen Iverson và Gilbert Arenas. Ảnh: Converse.

Đôi giày thể thao "Weapon" (Vũ khí) của Converse - lấy cảm hứng từ huyền thoại bóng rổ thập niên 1980 Larry Bird và Magic Johnson - bị cho là mang lại vận đen. Ngay trước ngày chúng ra mắt, ngôi sao của đội Baylor - Patrick Dennehy - bị một đồng đội bắn chết. Ngoài ra, nhiều ngôi sao NBA thời đó đang phải đối mặt với cáo buộc vũ khí, bao gồm Jayson Williams, Allen Iverson và Gilbert Arenas. Ảnh: Converse.

Năm 2006, nhà thiết kế Ari Saal Forman của Nike đã thiết kế Ari Menthol 10s với dấu swoosh ngược y hệt logo của Newport - thương hiệu thuốc lá bạc hà của Mỹ. Không chỉ có tên Menthol (chất thu được từ tinh dầu bạc hà), mẫu giày còn mang các chi tiết giống Newport như hộp đựng giày hình bao thuốc, vị trí đặt logo và chữ ARI cũng tương tự. Sau ngày ra mắt với 252 đôi được sản xuất và rao bán, nhiều cuộc tranh luận nổ ra, cho rằng Forman đã ăn cắp ý tưởng của Newport. Sự việc khiến Nike phải gửi thư xin lỗi, ngừng sản xuất, tiêu hủy mọi đôi giày. Forman phải hầu tòa, chịu chỉ trích của dư luận. Ảnh: Nike.

Năm 2006, nhà thiết kế Ari Saal Forman của Nike đã thiết kế Ari Menthol 10s với dấu swoosh ngược y hệt logo của Newport - thương hiệu thuốc lá bạc hà của Mỹ. Không chỉ có tên Menthol (chất thu được từ tinh dầu bạc hà), mẫu giày còn mang các chi tiết giống Newport như hộp đựng giày hình bao thuốc, vị trí đặt logo và chữ ARI cũng tương tự. Sau ngày ra mắt với 252 đôi được sản xuất và rao bán, nhiều cuộc tranh luận nổ ra, cho rằng Forman đã ăn cắp ý tưởng của Newport. Sự việc khiến Nike phải gửi thư xin lỗi, ngừng sản xuất, tiêu hủy mọi đôi giày. Forman phải hầu tòa, chịu chỉ trích của dư luận. Ảnh: Nike.

Air Max 1 "Betsy Ross" mang hình ảnh lá cờ gốc của Mỹ với 13 ngôi sao tượng trưng cho 13 thuộc địa khi mới thành lập. Điều này vấp phải sự phản đối của nhiều người vì cho rằng chúng gợi nhớ đến chế độ nô lệ và sự phân biệt chủng tộc. Ảnh: Nike.

Air Max 1 "Betsy Ross" mang hình ảnh lá cờ gốc của Mỹ với 13 ngôi sao tượng trưng cho 13 thuộc địa khi mới thành lập. Điều này vấp phải sự phản đối của nhiều người vì cho rằng chúng gợi nhớ đến chế độ nô lệ và sự phân biệt chủng tộc. Ảnh: Nike.

Năm 2012, Nike đã phát hành giày Dunk "Black & Tan" lấy cảm hứng từ loại cocktail bia cùng tên. Mặc dù phiên bản ra đời để tỏ lòng kính trọng với tổ chức Guinness, khán giả lại cho rằng thuật ngữ "Black & Tan" gợi lên những ký ức tàn khốc đối với người Ireland. "Black & Tan" là tên một đơn vị quân sự bạo lực của Anh đã tiến hành các cuộc tấn công trong cuộc chiến giành độc lập của Ireland thập niên 1920, trong đó có cuộc thảm sát Bloody Sunday ở Dublin ngày 21/11/1920. Nike nhanh chóng xin lỗi và đã thiệt hại đáng kể. Ảnh: Nike.

Năm 2012, Nike đã phát hành giày Dunk "Black & Tan" lấy cảm hứng từ loại cocktail bia cùng tên. Mặc dù phiên bản ra đời để tỏ lòng kính trọng với tổ chức Guinness, khán giả lại cho rằng thuật ngữ "Black & Tan" gợi lên những ký ức tàn khốc đối với người Ireland. "Black & Tan" là tên một đơn vị quân sự bạo lực của Anh đã tiến hành các cuộc tấn công trong cuộc chiến giành độc lập của Ireland thập niên 1920, trong đó có cuộc thảm sát Bloody Sunday ở Dublin ngày 21/11/1920. Nike nhanh chóng xin lỗi và đã thiệt hại đáng kể. Ảnh: Nike.

Khi Nike phát hành giày bóng rổ Air Bakin năm 1997, logo ngọn lửa nằm ở gót giày gây ra tranh cãi lớn. Logo gần giống với từ "Allah" được viết bằng chữ Ả Rập. Hội đồng Quan hệ Mỹ và Hồi giáo (CAIR) lên án thiết kế, Nike khắc phục tình hình bằng cách đặt một miếng vải lên logo và thay đổi màu sắc. Tuy nhiên điều này vẫn chưa đủ. Chủ tịch của CAIR đe dọa tẩy chay các sản phẩm của Nike trên toàn thế giới. Ngoài việc xin lỗi và rút lại toàn bộ 38.000 đôi đang lưu hành, Nike xây dựng sân chơi cho các tổ chức thanh niên Hồi giáo trên khắp nước Mỹ. Ảnh: Nike.

Khi Nike phát hành giày bóng rổ Air Bakin năm 1997, logo ngọn lửa nằm ở gót giày gây ra tranh cãi lớn. Logo gần giống với từ "Allah" được viết bằng chữ Ả Rập. Hội đồng Quan hệ Mỹ và Hồi giáo (CAIR) lên án thiết kế, Nike khắc phục tình hình bằng cách đặt một miếng vải lên logo và thay đổi màu sắc. Tuy nhiên điều này vẫn chưa đủ. Chủ tịch của CAIR đe dọa tẩy chay các sản phẩm của Nike trên toàn thế giới. Ngoài việc xin lỗi và rút lại toàn bộ 38.000 đôi đang lưu hành, Nike xây dựng sân chơi cho các tổ chức thanh niên Hồi giáo trên khắp nước Mỹ. Ảnh: Nike.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020