Chuyên mục  


trending.svg
Back to Ione Ý kiến bạn đọc
Fashion Thứ hai, 10/5/2021, 00:00 (GMT+7)

Bí mật đằng sau đường may 11,5 mũi trên 1 inch của Burberry

Áo khoác Burberry là món đồ thời trang cần phải có vào mùa thu, khi những cơn gió lạnh bắt đầu thổi về. Nó đã ra đời cách đây... 107 năm.

Bộ phim 'Bữa sáng ở Tiffany' ra mắt năm 1961, là một trong những kiệt tác. Tuy là một bộ phim từ 60 năm trước, nhưng trang phục của nữ chính Audrey Hepburn vẫn gây được ấn tượng mạnh mẽ. Trong phim, chiếc váy Givenchy của Audrey Hepburn đã rất đẹp và sang trọng, nhưng chiếc áo khoác trench coat của Burberry mà cô mặc lại là một chiếc áo nhất-định-phải-có. Cảnh Paul (George Peppard thủ vai) và nàng Audrey Hepburn trong vai Holly hôn nhau trong mưa dường như xuất sắc hơn với Burberry.

1-8901-1620576791.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=rqYdjfDlfvjxJQmeb8ASrA
2-5190-1620576791.png?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=zai5fhGWRL0tqlbQ93UbFA

Phim "Bữa sáng ở Tiffany".

Audrey Hepburn là một biểu tượng của thời trang đương đại. Năm 2017, chiếc áo khoác Burberry mà Audrey Hepburn mặc trong phim đã được bán đấu giá hơn 92.000 USD. Áo khoác trench coat với thiết kế của Burberry dù bao năm trôi qua vẫn là món đồ kinh điển của thời trang.

Burberry được thành lập vào năm 1856 tại một cửa tiệm nhỏ ở Hampshire (Anh) bởi Thomas Burberry, lúc đó chỉ mới là chàng trai 21 tuổi. Nước Anh nổi tiếng với đặc sản là... mưa, người dân ở đó thường xuyên phải mặc áo mưa đi lại và chất liệu của áo mưa khá nặng nề, rất bất tiện khi sử dụng. Vậy là Thomas Burberry bắt đầu nghiên cứu để tìm ra một chất liệu vừa nhẹ vừa không thấm nước. Sau vô số thất bại, mãi đến năm 1879, ông lúc đó đã hơn 40 tuổi mới phát triển được một loại vải tên là gabardine. Loại vải mới này nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn thế giới nhờ vào tính chất đặc biệt của nó và năm 1888, Thomas Burberry đã được cấp bằng sáng chế cho sáng tạo của mình.

Burberry bắt đầu ăn nên làm ra khi trở thành nhà cung cấp quân phục chống thấm nước cho quân đội để phục vụ chiến tranh. Trang phục chống thấm nước mà những quân nhân người Anh mặc ban đầu được gọi tielocken, kiểu áo khoác dáng dài có thắt lưng cột phía trước. Vải gabardine với khả năng chống thấm và chống lạnh tốt đã trở nên phổ biến như một sản phẩm dùng trong dã ngoại như cắm trại, leo núi và câu cá. Năm 1911, nhà thám hiểm người Nauy Roald Amundsen, mặc trang phục làm bằng vải gabardine do Burberry thiết kế, đã chinh phục được Nam Cực và trở thành người đầu tiên của nhân loại đặt chân lên vùng đất đó. Và cả chuyến bay xuyên Đại Tây Dương đầu tiên trên thế giới cũng hoàn thành nhờ có trang phục của Burberry.

3-4821-1620576791.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PiiwzW-ppP1_i9uDNHN06Q
4-6047-1620576791.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=tNS0mv3yIjxuqPgAMmWLwA

Nguồn: Burberry Official Instagram.

Burberry cũng cung cấp áo khoác quân dụng cho Thế chiến thứ hai. Để bảo vệ cơ thể người lính, áo khoác hai hàng cúc của Burberry được may thêm hai vạt vải dày trước ngực (được gọi là gun flap) như một lớp chống đạn và nước mưa sẽ trôi ngay từ vai xuống đất. Phần đai ở cổ tay được thiết kế cẩn thận để tránh bụi bay vào. Burberry sở hữu loại vải không thấm nước nhưng lại rất nhẹ với khả năng bảo vệ cho những người lính trên chiến trường đầy nguy hiểm. Hàng trăm nghìn sĩ quan đã ra trận với đồ của Burberry trên người, và sau khi chiến tranh kết thúc, họ tiếp tục sử dụng chiếc áo khoác đó như một trang phục bình thường, đó là một phần khiến áo khoác của Burberry càng trở nên quen mắt.

Chiếc trench coat của Burberry nổi tiếng với quy trình sản xuất nghiêm ngặt với quy định phải được làm bằng tay 100% với 0% sai sót. Tất cả áo khoác của Burberry đều được tạo ra bởi những người thợ thủ công tại nhà máy Castleford, miền bắc nước Anh. Phải mất trọn vẹn ba tuần để hoàn thành một chiếc áo khoác thông qua hơn 100 quy trình. Đặc biệt, phần cổ áo được xem như là biểu trưng của chiếc áo khoác, đòi hỏi những đường may tinh tế nhất và một thợ thủ công được đào tạo ít nhất là một năm sẽ thực hiện chính xác tỷ lệ 11,5 mũi trên 1 inch. Công thức này giúp cổ áo bám vào cổ một cách hoàn hảo và đồng thời tạo ra một đường ôm tự nhiên. Tương tự, hai cổ tay áo và thắt lưng cũng được may gọn gàng, phẳng phiu không một lỗi nào. Kỹ thuật này cũng giúp lớp lót sẽ không bị lộ khi mặc lên người.

5-6160-1620576791.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WAxK1aLQFg7Ckku1pt6ygQ
6-2091-1620576791.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=mwJuAMwHEj5RzU9r865mLQ

Không chỉ quân đội mà cả hoàng gia Anh cũng công nhận Burberry. Năm 1955, Nữ hoàng Anh cấp giấy Chứng nhận Hoàng gia để chứng minh rằng Burberry là sản phẩm được Hoàng gia sử dụng. Năm 1988, hãng lại một lần nữa vinh dự nhận được chứng nhận này khi ra mắt dòng sản phẩm dành cho trẻ em Kids Line. Từ đó, Burberry dần chạm đến vị thế là một thương hiệu đại diện cho nước Anh.

Nhãn hiệu nào dĩ nhiên cũng sẽ có một thời kỳ khủng hoảng. Vào đầu những năm 1990, giấy phép tràn ngập trên thị trường, đâu đâu cũng được bán các sản phẩm của Burberry, thế là hình ảnh sang trọng của hãng đã rớt hạng trầm trọng. Burberry bắt đầu vượt qua khủng hoảng nhờ một tay Rose Marie Bravo, chủ tịch trung tâm thương mại Saks Fifth Avenue ở New York. Ông đã tuyển dụng Christopher Bailey làm giám đốc sáng tạo và hai người họ cùng nhau phù phép thương hiệu này thành một Burberry trẻ trung bằng cách kết hợp hài hòa văn hóa funky sôi nổi độc đáo của nước Anh trong khi vẫn bảo tồn truyền thống Burberry.

Vào năm 2006, 9 năm sau dưới dẫn dắt của Rose Marie Bravo, Burberry chào đón Giám đốc điều hành mới là Angela Arendz. Bà đã cho chuyển đổi toàn bộ môi trường của Burberry sang kỹ thuật số, và vào năm 2014, bà gia nhập Apple với vị trí là phó chủ tịch. Với sự ra đi của Angela Arendz, giám đốc sáng tạo Christopher Bailey lên làm CEO của Burberry, và rồi 3 năm sau Margo Gobetti được bổ nhiệm làm CEO mới. Qua các thời CEO thay đổi liên tục, Burberry cũng không ngừng thay đổi và phát triển trong môi trường kỹ thuật số.

Burberry cũng thường xuyên thực hiện những thay đổi đối với logo. Hình ảnh một chàng kị sĩ cưỡi ngựa tay cầm một lá cờ in dòng chữ "prorsum" ("tiến công") đã là biểu tượng của Burberry kể từ năm 1901. Dòng chữ 'ESTABLISHED 1856' thể hiện năm thành lập của Burberry vào năm 1856. Tên ban đầu của Burberry là 'BURBERRYS', nhưng từ năm 1999, tên thương hiệu đã lượt bỏ đi chữ 'S' để trở thành 'BURBERRY'. 20 năm sau, tức là vào năm 2018, logo của hãng đã thay đổi để trở nên cực kỳ đơn giản. Bên dưới dòng chữ 'BURBERRY' được viết thêm 'LONDON ENGLAND', tượng trưng cho một Burberry đại diện của Vương quốc Anh.

Burberry-Spring-Summer-2013-01-9073-1620576791.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=3JZCwzSgHMvlRvFr0EdWsQ

Sau khi logo được tinh giản vào năm 2018, thiết kế logo lại được thay đổi thành dạng monogram với hai chữ cái 'T 'và 'B' lồng vào nhau rất tinh tế. 'T 'và 'B' trong 'Thomas Burberry', tên nhà sáng lập của Burberry, màu cam và trắng trong viền đen và trên nền màu be tạo ra cảm giác trẻ trung và đầy màu sắc.

Từ những năm 1920, họa tiết ca rô Nova Check bắt đầu được in trên lớp lót của những trend coat Burberry và dần trở thành đặc trưng của Burberry. Họa tiết này được tạo nên từ sự kết hợp giữa màu camel (nâu nhạt), màu ngà, đen và đỏ, các chi tiết liền mạch và đối xứng thông qua quá trình cắt dệt tinh tế.

Burberry, khởi đầu chỉ là một xưởng may đồ dã ngoại ở một ngôi làng nông thôn nước Anh, nay đã phát triển thành một thương hiệu xa xỉ bậc nhất thế giới 165 năm sau đó. Họ đã không ngủ quên với truyền thống mà luôn đổi mới từ bên trong. Không ngừng thay đổi ngay trong truyền thống. Burberry xứng đáng là một thương hiệu đại diện của Vương quốc Anh.

Thủy Tiên tổng hợp

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020