Chuyên mục  


miser-1068x736-1-1730934401837-17309344042042006755710.jpg

Ảnh minh họa

Việt Nam phụ thuộc đến gần 70% nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như lúa mì, đậu tương… từ các nguồn nhập khẩu. Trong đó, ngô là một trong những nguyên liệu được Việt Nam tăng cường nhập khẩu.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt trên 8,08 triệu tấn, trị giá trên 1,98 tỷ USD, giá trung bình 245,4 USD/tấn, tăng 24,3% về lượng, nhưng giảm 2,3% kim ngạch và giảm 21,4% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023.

Trong đó, riêng tháng 9/2024 đạt 1,15 triệu tấn, tương đương 268,43 triệu USD, giảm 3,1% về lượng, so với tháng 9/2023 tăng 0,05% về lượng, nhưng giảm 14,9% về kim ngạch.

image-1730934404803-1730934404922949719861.png

Argentina là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024, đạt gần 4,61 triệu tấn, tương đương trên 1,11 tỷ USD, giá 240,9 USD/tấn, tăng 89,4% về lượng, tăng 48,3% kim ngạch nhưng giảm 21,7% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023. Thị trường Nam Mỹ chiếm 57% trong tổng lượng và chiếm 56% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước. Đây cũng là thị trường xuất khẩu ngô lớn thứ 3 thế giới.

Thị trường lớn thứ 2 là Brazil, trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt trên 2,35 triệu tấn, tương đương 584,73 triệu USD, giá 248,7 USD/tấn, chiếm trên 29% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 2,8% về lượng, nhưng giảm 18,5% về kim ngạch và giá giảm 20,8% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Lào là thị trường châu Á lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024, đạt 74.664 tấn, tương đương 18,66 triệu USD, giá 250 USD/tấn, chiếm gần 1% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 22,4% về lượng, nhưng giảm 13% về kim ngạch và giá giảm 29% so với cùng kỳ năm trước. Vị trí này trong năm 2023 vẫn còn thuộc về Ấn Độ.

image9-1730934405445-1730934405533383553949.png

Ngô là mặt hàng quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngô thường chiếm khoảng 25-40% trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm tùy theo giai đoạn phát triển, trạng thái sinh lý của cơ thể của loại vật nuôi. Mặt hàng này cũng gắn chặt với chăn nuôi, với những nước sản lượng ngô càng nhiều, chăn nuôi càng phát triển.

Việt Nam thuộc một trong số 30 quốc gia trồng ngô lớn nhất trên thế giới nhưng đồng thời cũng nằm trong nhóm các quốc gia nhập khẩu ngô nhiều nhất thế giới đứng sau Trung Quốc, châu Âu, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ai Cập.

Hiện Việt Nam không chỉ cần ngô để sản xuất thức ăn cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, mà ngay ngành thủy sản cũng cần ngô biến đổi gen để sản xuất thức ăn cho tôm, cá.

Việc nhập khẩu ngô với số lượng lớn không chỉ tạo ra áp lực lên cán cân thương mại mà còn đặt ra nhiều thách thức về an ninh lương thực và sự bền vững trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng cường nhập khẩu là do sản lượng ngô trong nước không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt là từ ngành chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia súc.

Tin mới

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020