Bạo loạn đã bùng phát trên sân vận độnKanjuruhanan ở thành phố Malang, tỉnh Đông Java, Indonesia vào tối 1/10 khi các cổ động viên ủng hộ câu lạc bộ Java Arema và Persebaya Surabaya xung đột sau trận đấu (Ảnh: AP).
Cảnh sát xác nhận các cổ động viên ủng hộ câu lạc bộ Java Arema và Persebaya Surabaya đã xung đột sau khi đội Arema thua cuộc trong trận đấu ở Malang (Ảnh: AP).
Cảnh sát cho biết những người ủng hộ đội thua cuộc đã tràn xuống sân vận động để bày tỏ sự giận dữ, buộc lực lượng chống bạo động phải bắn hơi cay để giải tán đám đông (Ảnh: Reuters).
Hàng nghìn người hâm mộ đội Arema lao vào sân sau khi đội của họ thua cuộc. Các cầu thủ Persebaya ngay lập tức rời sân, nhưng một số cầu thủ vẫn còn trên sân cũng bị tấn công (Ảnh: AP).
Vụ giẫm đạp khiến 129 người chết trong thảm kịch bóng đá ở Indonesia
Đám đông hoảng loạn, giẫm đạp lên nhau và nhiều trường hợp bị ngạt thở. Ít nhất 129 người thiệt mạng và 180 người bị thương sau trận bạo loạn (Ảnh: AFP).
"Tình hình đã trở nên hỗn loạn. Họ bắt đầu tấn công lực lượng an ninh, họ phá hủy ô tô", Nico Afinta, cảnh sát trưởng tỉnh Đông Java, cho biết (Ảnh: AP).
Cảnh sát xác nhận trong số hơn 120 người chết, có 2 trường hợp là sĩ quan cảnh sát. Hơn 30 người thiệt mạng ngay tại sân vận động và những người còn lại tử vong trong bệnh viện (Ảnh: Reuters).
Những người bị thương và ngất xỉu đã được đưa ra ngoài sân vận động (Ảnh: Reuters).
Người đứng đầu một trong những bệnh viện trong khu vực điều trị cho các bệnh nhân nói rằng một số nạn nhân bị chấn thương sọ não và trong số những người thiệt mạng có một trẻ 5 tuổi (Ảnh: AP).
Những người quá khích đã phá hủy xe ô tô, bao gồm xe cảnh sát, trong vụ bạo loạn (Ảnh: AP).
Xe bị đốt cháy bên ngoài sân vận động sau bạo loạn (Ảnh: Reuters).
Hiệp hội bóng đá Indonesia tuyên bố sẽ mở một cuộc điều tra về vụ bạo loạn. Bộ trưởng thể thao Indonesia cho biết nhà chức trách sẽ đánh giá lại mức độ an toàn tại các trận đấu bóng đá và xem xét việc không cho phép cổ động viên tham dự (Ảnh: Reuters).