Chuyên mục  


* Pháp kêu gọi tiếp tục đàm phán để giải thoát con tin ở Gaza* Sức khỏe Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã ổn định* Thủ lĩnh Hamas cảm ơn Qatar vì gửi thuốc đến Gaza

john-kerry-17051869474862044708338.jpeg

Ông John Kerry, đặc phái viên khí hậu của tổng thống Mỹ - Ảnh: REUTERS

Ông John Kerry rời chức

* Đặc phái viên khí hậu John Kerry rời chức. Ông John Kerry sẽ rời chức vụ đặc phái viên về khí hậu của Tổng thống Joe Biden sau 3 năm nhưng sẽ giúp đỡ chiến dịch tái tranh cử của ông Biden.

Ông John Kerry là cựu thượng nghị sĩ và cựu ngoại trưởng Mỹ. Ông Kerry đưa ra quyết định sau khi đóng vai trò môi giới cho một thỏa thuận quốc tế được công bố tại Dubai để các quốc gia trên thế giới chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.

Ông Kerry đã thông báo cho nhân viên về quyết định của mình sau khi nói chuyện với ông Biden vào ngày 10-1. Nguồn tin của Hãng tin Reuters cho biết chính quyền Mỹ chưa quyết định về người thay thế ông Kerry.

Các nguồn tin cho biết ông Kerry sẽ rời vị trí này vào cuối mùa đông năm nay.

John Kerry, với tư cách là ngoại trưởng dưới thời cựu tổng thống Đảng Dân chủ Barack Obama, cũng đã làm trung gian cho thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015, trong đó các quốc gia cam kết thực hiện các bước chống biến đổi khí hậu.

Ông Kerry trước đây từng là thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ từ bang Massachusetts và là ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ năm 2004, thua đối thủ Đảng Cộng hòa George W. Bush.

Ông Kerry là một trong những quan chức cấp cao đầu tiên được ông Biden bổ nhiệm sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Xung đột Israel - Hamas

* Chiến sự Israel - Hamas tiến gần đến mốc 100 ngày. Israel tiếp tục ném bom vào Dải Gaza ngày 13-1 nhằm tiêu diệt Hamas.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẽ không nản lòng trước vụ kiện tại Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) ở The Hague, nơi nước này đang đấu tranh chống lại các cáo buộc rằng chiến dịch tấn công ở Gaza dẫn đến tội ác diệt chủng.

"Không ai có thể ngăn cản chúng tôi - không phải The Hague, không phải Trục Ác quỷ, không ai cả", ông Netanyahu nói trong một cuộc họp báo, đề cập đến Hamas và các nhóm dân quân Hezbollah và Houthi do Iran hậu thuẫn.

Hơn ba tháng sau cuộc tấn công ngày 7-10 của Hamas vào Israel, hơn 20.000 người Palestine đã thiệt mạng và Gaza trở thành vùng đất hoang tàn đổ nát. Gần như tất cả trong số 2,3 triệu dân của thành phố này bị dồn vào một góc nhỏ ở phía Nam.

Cơ quan y tế Gaza cho biết thành phố Rafah ở phía Nam, cuộc không kích của Israel vào một ngôi nhà trú ẩn của hai gia đình phải di dời đã giết chết 10 người.

Israel cho biết họ nhắm mục tiêu vào các chiến binh Hamas và làm tất cả những gì có thể để giảm thiểu thiệt hại cho dân thường. Nhưng quy mô của chiến tranh ở Gaza và tình hình nhân đạo thảm khốc đã gây chấn động dư luận thế giới và thúc đẩy những lời kêu gọi ngừng bắn, trong đó Nam Phi đã khởi kiện trước ICJ cáo buộc Israel phạm tội diệt chủng.

Tình cảm gia đình

goc-anh-ngay-1312024-17051868641971023608289.jpg

Anh Muhammad Al-Durra, một người Palestine, nói chuyện với một trong số các con anh khi họ đang trú tạm trong một ngôi nhà đổ nát ở Rafah, Gaza. Mấy cha con đã lang thang khắp nơi kể từ ngày 11-10 sau khi nhà họ bị trúng bom và mẹ của bọn trẻ đã thiệt mạng - Ảnh: EPA

* Israel cáo buộc Hamas lên kế hoạch tấn công đại sứ quán của họ ở Thụy Điển như một phần trong kế hoạch mở rộng sang châu Âu. Cơ quan tình báo Mossad của Israel cho biết họ có thông tin Hamas đã nhận lệnh từ một nhóm chỉ huy ở Lebanon và có "ý định tấn công đại sứ quán Israel ở Thụy Điển, mua dù lượn và kích động các thành viên của các nhóm tội phạm ở châu Âu".

Trong một tuyên bố sau các vụ bắt giữ do chính quyền Đan Mạch, Đức và Thụy Điển công bố, cơ quan tình báo Mossad của Israel đã nêu tên một người được cho là thành viên mạng lưới Hamas ở Thụy Điển mà không nêu rõ liệu người này có bị giam giữ hay không.

Bộ Ngoại giao ở Stockholm từ chối bình luận về vấn đề an ninh cụ thể của đại sứ quán Israel nhưng cho biết: "Thụy Điển rất coi trọng các cam kết của mình theo Công ước Vienna để bảo vệ các cơ quan đại diện nước ngoài".

* Thủ lĩnh Hamas cảm ơn Qatar vì gửi thuốc đến Gaza. Osama Hamdan, thủ lĩnh Hamas tại Lebanon, cho biết một số loại thuốc sẽ được sử dụng để điều trị cho tù nhân Israel.

Israel ban đầu đề nghị gửi viện trợ y tế tới Gaza cho các con tin bị Hamas bắt giữ, nhưng Hamdan cho biết điều này sẽ gây ra vấn đề an ninh.

Ngày 12-1, Israel đã ký thỏa thuận với Qatar cho phép giao thuốc đến các con tin.

* Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi tổ chức đàm phán thả con tin bị Hamas bắt giữ. "Pháp quyết tâm rằng tất cả các con tin trong vụ tấn công khủng bố ngày 7-10 đều được giải thoát", ông Macron nói trong một đoạn video phát sóng tại một cuộc họp ở Tel Aviv.

Ông nói thêm: "Pháp không bỏ rơi trẻ em". "Đó là lý do tại sao chúng ta phải tiếp tục đàm phán nhiều lần để thả con tin".

Trong cuộc tấn công ngày 7-10, Hamas đã bắt giữ khoảng 250 con tin, 132 người trong số đó vẫn còn ở Gaza, trong đó có ít nhất 25 người được cho là đã thiệt mạng.

Ba công dân Pháp vẫn mất tích và được cho là nằm trong số các con tin bị bắt giữ ở Gaza.

Tin tức khác

lloyd-austin-17051872292061185900877.jpeg

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin - Ảnh: REUTERS

* Tình trạng sức khỏe Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ổn định. Tuy nhiên, chưa biết ngày nào ông Austin ra viện.

Thư ký báo chí Lầu Năm Góc, thiếu tướng Pat Ryder cho biết: "Ông ấy đang liên lạc với các nhân viên cấp cao của mình và có toàn quyền truy cập vào các liên lạc an toàn cần thiết, đồng thời tiếp tục giám sát các hoạt động hằng ngày của Bộ Quốc phòng trên toàn thế giới".

Ông Austin, 70 tuổi, được đưa vào Trung tâm Quân y quốc gia Walter Reed ở Maryland vào ngày 22-12-2023 để điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Ông Austin quay trở lại bệnh viện vào ngày 1-1 do các biến chứng bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu và vẫn ở bệnh viện kể từ đó.

* Bão tuyết làm nhiều nơi mất điện ở Mỹ. Bão tuyết ở vùng Trung Tây và Tây Bắc Thái Bình Dương của Mỹ làm hàng trăm ngàn ngôi nhà và cơ sở kinh doanh mất điện trong ngày 13-1.

Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho biết các cơn bão khiến các chuyến bay bị hủy và chậm trễ. Các hãng hàng không đã trì hoãn hơn 7.600 chuyến bay trên khắp nước Mỹ vào ngày 12-1.

Theo dữ liệu từ trang theo dõi tình trạng mất điện PowerOutage.us, khoảng 150.000 ngôi nhà và cơ sở kinh doanh không có điện ở Michigan. Hơn 200.000 khách hàng khác ở Oregon và Wisconsin bị mất điện.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020