Chuyên mục  


tau-ngam-yuan-type-039c-17011613326551882170774.jpg

Tàu ngầm lớp Yuan Type-039C của Trung Quốc - Ảnh: ASIA TIMES

Theo trang tin Asia Times, tàu ngầm lớp Yuan Type-039C của Trung Quốc dường như đánh dấu một kỷ nguyên mới trong công nghệ sản xuất tàu tàng hình dưới nước, đặt ra những thử thách đáng kể đối với các công cụ phát hiện tín hiệu.

Tàu ngầm này ra mắt lần đầu vào tháng 5-2021 và cho đến nay thế giới đã có nhiều thông tin hơn về vũ khí dưới nước hiện đại của Trung Quốc. 

Thiết kế hoàn hảo

Theo báo Naval News của Anh, tàu ngầm lớp Yuan Type-039C có thiết kế cánh buồm góc cạnh gọn gàng, giúp giảm khả năng bị các thiết bị dò sóng siêu âm tự động phát hiện. Điều này cũng giúp Yuan Type-039C trở thành tàu ngầm đầu tiên trên thế giới có khả năng “trốn” thiết bị dò sóng siêu âm.

Không những vậy, báo Naval News cũng đề cập đến khả năng Trung Quốc cho sản xuất hàng loạt loại tàu ngầm này, biến nước này thành quốc gia sở hữu nhiều tàu ngầm có động cơ đẩy khí độc lập (AIP) nhiều nhất thế giới.

Việc ứng dụng thiết kế góc cạnh đang được những nhà đóng tàu trên thế giới quan tâm. Tương tự như Yuan Type-039C, tàu ngầm lớp A-26 sắp ra mắt của Thụy Điển và tàu ngầm lớp Type-212CD của Đức dự kiến sẽ có hình dạng góc cạnh như con tàu ngầm của Trung Quốc.

Yuan Type-039C dường như là một đại diện cho sự phát triển mới nhất của Bắc Kinh trong việc thiết kế tàu ngầm. Đồng thời, theo Asia Times, những con tàu ngầm lớp Yuan Type-039C mới có thể đã được triển khai trong những cuộc tập trận quân sự mô phỏng quá trình “bao vây” đảo Đài Loan.

Các tàu ngầm lớp Yuan Type-039C được đóng tại thành phố Vũ Hán và được lắp ráp ở thành phố Thượng Hải. Tất cả đã đánh dấu bước phát triển trong công nghệ sản xuất tàu ngầm.

Nổi trội hơn các tàu tiền nhiệm

Tương tự như các tàu ngầm lớp Yuan, tàu Yuan Type-039C có thể mang những loại vũ khí như ngư lôi dẫn đường bằng dây, mìn hải quân, tên lửa chống hạm như các tàu "tiền nhiệm” của nó.

Đặc biệt, Yuan Type-039C còn có khả năng phóng tên lửa hành trình tấn công từ họng phóng ngư lôi.

Trang Asia Times nhận định, Yuan Type-039C cũng như một số tàu ngầm có chức năng tương tự nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “bao vây” đảo Đài Loan - nơi được cho là có kho dự trữ dầu mỏ, đủ dùng trong 146 ngày, đồng thời là nguồn cung khí đốt tự nhiên với trữ lượng đủ dùng trong 11 ngày liên tục.

Trả lời trang tin quân sự War Zone, chuyên gia Kevin Noonan dự đoán hải quân Mỹ có thể vẫn chưa sẵn sàng đối mặt với mối đe dọa mới từ các tàu ngầm công nghệ cao của Trung Quốc.

Theo phân tích của ông Noonan, kể từ sau Chiến tranh lạnh, hải quân Mỹ vẫn chưa điều chỉnh lại khả năng tác chiến chống tàu ngầm (ASW) ở khu vực biển nước nông. Điều này vô tình mang lại lợi thế cho Trung Quốc tại eo biển Đài Loan, nơi có mực nước trung bình chỉ 60m.

Vẫn chưa thực sự hoàn hảo

tau-ngam-trung-quoc-17011614559751311971372.jpg

Trung Quốc nỗ lực thay thế pin axit chì cũ bằng pin lithium mang nhiều lợi thế hơn - Ảnh: ASIA TIMES

Mặc dù loạt tàu ngầm lớp Yuan Type-039C mang công nghệ AIP (công nghệ tàng hình cho tàu ngầm) nhưng vẫn chưa có nhiều thông tin về hệ thống động cơ cụ thể của nó. Một số nhà phân tích suy đoán có thể tàu Yuan Type-039C sẽ sử dụng pin lithium.

Nếu như vậy, tàu Yuan Type-039C có thể tăng đáng kể khả năng tăng tốc độ khi đang hoạt động ở tốc độ cao, cũng như kéo dài thời gian hoạt động dưới nước lên gấp đôi nhờ pin lithium-ion.

Hải quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA-N) cho biết họ đã cố gắng thay thế pin axit chì truyền thống bằng pin lithium-ion trong suốt hơn 10 năm qua, nhưng dường như kế hoạch đó vẫn chưa thể thực hiện do lo ngại nguy cơ thoát nhiệt và cháy nổ.

Tuy nhiên, những tiến bộ về mặt kỹ thuật gần đây như bắt đầu sử dụng sắt và phốt phát sẵn có, chi phí sản xuất thấp đã giúp quân đội Trung Quốc có thể thay thế niken và coban có độ an toàn thấp thành carbon và gốm cứng, giúp cải thiện độ an toàn của lớp bọc bên ngoài pin.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020