Chuyên mục  


hinh-anh-10-10-24-luc-208ch-1728544143950179186171.jpeg

Số lượng rùa biển Hawksbill ở rạn san hô vùng đông bắc Queensland, Úc đã giảm 57% trong vòng 28 năm qua - Ảnh: ECO KIDS PLANET

Theo dữ liệu động vật hoang dã toàn cầu, quần thể các loài động vật đang giảm mạnh trên phạm vi toàn cầu, từ voi tại những khu rừng nhiệt đới đến rùa biển Hawksbill ở rạn san hô Great Barrier, một trong những hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới.

Báo cáo Living Planet Report 2024 do WWF công bố cho thấy các quần thể động vật hoang dã trên toàn cầu đã giảm khoảng 73% trong nửa thế kỷ qua, từ năm 1970 - 2020.

Số liệu được thống kê dựa trên gần 35.000 xu hướng quần thể của 5.495 loài lưỡng cư, chim, cá, động vật có vú và bò sát.

Xét theo khu vực, sự sụt giảm sinh vật lớn nhất diễn ra ở khu vực Mỹ Latin. Trong khi đó các loài sinh sống ở môi trường nước ngọt lại suy giảm đáng kể nhất, với tỉ lệ lên đến 85%.

Người đứng đầu WWF Vương quốc Anh Tanya Steele cho biết việc mất đi môi trường sống tự nhiên đã đẩy nhiều loài sinh vật đến bờ vực tuyệt chủng. Đây cũng chính là mối đe dọa lớn nhất đối với các loài động vật hoang dã, tiếp theo là sự khai thác quá mức, bệnh tật, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

Điển hình như số lượng cá heo sông Amazon đã giảm 60% do các nguyên nhân trên.

Theo giáo sư sinh thái học Tom Oliver từ Đại học Reading (Anh), báo cáo của WWF kết hợp với một số dữ liệu khác như sự suy giảm của các loài côn trùng có thể tạo thành một bức tranh toàn cảnh về sự sụp đổ của đa dạng sinh vật toàn cầu. Ông cho biết đây là một thực tế đáng lo ngại.

Tác giả kiêm cố vấn khoa học chính của WWF Mike Barrett lập luận chính các hình thức sản xuất và tiêu thụ thực phẩm của con người đã gây hại cho môi trường sống tự nhiên.

“Đừng chỉ cảm thấy buồn vì mất đi thiên nhiên. Đây là mối đe dọa đối với nhân loại, và chúng ta thực sự phải hành động ngay từ bây giờ”, tác giả Mike Barrett nhấn mạnh.

Chia sẻ với BBC News, nhà nghiên cứu Valentina Marconi từ Viện Động vật học London cho biết sự đoàn kết của các nhà lãnh đạo toàn cầu có thể đảo ngược tình hình này.

“Chúng tôi không cho rằng đây chỉ là trách nhiệm của những người dân bình thường, mà còn là trách nhiệm của doanh nghiệp và chính phủ”, bà Marconi chia sẻ.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020