Chuyên mục  


photo2023-06-19-002343-1687216160460-16872161606402127019239.jpeg

Vào cuối những năm 70, nhiều hãng hàng không bắt đầu hoạt động ở Bắc Mỹ, tạo ra nhiều sự cạnh tranh trong ngành. Kỷ nguyên của thập niên 80 đến với lạm phát gia tăng, giá dầu tăng vọt và điều kiện kinh tế suy kiệt thách thức nền kinh tế Mỹ. Trong thời gian đó, American Airlines là một trong những hàng hàng không bị ảnh hưởng nặng nề. Do tình hình ngày càng tồi tệ trong ngành du lịch và lữ hành Hoa Kỳ, American Airlines đã trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và gây ra một khoản lỗ lớn vào năm 1980.

Ý tưởng “cứu nguy" trong lúc khó khăn

Để khắc phục tình hình, American Airlines đã đưa ra một chiến lược xoay chuyển tình thế của hãng hàng không về dòng tiền và khả năng sinh lời.  Khi đó, hãng hàng không này thua lỗ tới 76 triệu USD nên rất cần tiền mặt, mà lãi suất ngân hàng lại quá cao. Vì vậy, công ty quyết định tung ra dịch vụ vé hạng nhất không giới hạn này dành cho những hành khách giàu có nhất.

Năm 1981, hãng hàng không giới thiệu đến khách hàng loại vé AAirpass. Chỉ cần bỏ ra 250.000 USD (tương đương 5,8 tỷ đồng), khách hàng có thể đi đến bất kỳ nơi đâu trên thế giới, vào bất kỳ lúc nào cho đến cuối đời. Người mua có thể bỏ thêm 150.000 USD (tương đương 3,5 tỷ đồng) cho người đi cùng.

Năm 1990, giá vé là 600.000 USD (tương đương 14 tỷ đồng) dành cho hai người. Năm 1993, giá cho loại vé này tăng lên 1,01 triệu USD (tương đương 23,7 tỷ đồng) và đến năm 1994, hãng dừng bán. Tuy nhiên, 28 người đã sở hữu tấm vé với mức giá chỉ có một lần trong đời như vậy.

Steve Rothstein, một nhân viên ngân hàng đầu tư thời bấy giờ tại Chicago, đã là một trong những hành khách thân thiết của American Airlines.

steve-rothstein-9-1687216161173-1687216161311231737359.jpeg

Ông Steve Rothstein. Ảnh: The Guardian

Với số tiền ưu đãi 383.000 USD, Rothstein mua được cả AAirpass và vé hành khách đi kèm. Đối với American Airlines khi đó, đây khoản tiền chữa cháy cho năm tài chính không mấy sáng sủa. Thế nhưng điều mà hãng không hề nghĩ tới là trong 25 năm cầm chiếc vé AAirpass trọn đời, Steve Rothstein bay tất cả hơn 10.000 chuyến.

Đặc quyền khi sở hữu tấm vé quyền lực

Ông Rothstein bay hàng ngàn chuyến tới New York, Los Angeles và San Francisco. Ông thường xuyên thăm viếng London, có khi ngắm màn sương mù không dưới 10 lần/tháng. Có hôm rảnh rang, ông cất công bay tới Ontario chỉ để thưởng thức bánh sandwich địa phương. Và nhiều lần cảm thấy tinh thần thiện lành bất chợt, ông mời một người lạ gặp ở sân bay lên khoang hạng nhất cùng mình.

Hợp đồng ghi là vô tận vô thời hạn mà. Vì lý gì mà không tuân theo đúng những gì đã viết? ”, ông nói.

Trong vòng 25 năm tiếp theo, Rothestein đã đặt hơn 10.000 chuyến, tích lũy hơn 30 triệu dặm bay, tiêu hết 21 triệu USD (tương đương 494 tỷ đồng) tiền vé máy bay, thuế phí. Ông bay hàng trăm chuyến đến New York, Los Angeles… hay tới Ontario (Canada) chỉ để mua một chiếc bánh sandwich mà mình yêu thích. Ông còn bay sang London (Anh), đôi khi cả chục lần mỗi tháng. Thi thoảng, vị khách này còn hào phóng dùng vé dành cho bạn đồng hành để mời một người xa lạ ở sân bay lên khoang hạng nhất ngồi cạnh mình.

Tuy nhiên, hãng bay nhanh chóng nhận ra AAirpass có một lỗ hổng nghiêm trọng: Họ bị “mất” nhiều hơn là “được” trong giao dịch này. Người đứng đầu hãng lúc đó là CEO Robert Crandall cho biết: “Công chúng luôn thông minh hơn bất kỳ tập đoàn nào. Và họ lập tức phát hiện ra chúng tôi đã mắc sai lầm về giá cả”.

Quyết định đẩy hãng hàng không rơi vào bế tắc

Hãng bay Mỹ nhanh chóng thu hồi vé của hai hành khách trên và họ cũng không mất quá nhiều thời gian để tìm được lý do. Rothstein đã thực hiện 3.000 chuyến bay trong 4 năm, hủy 2.500 chuyến bay trong số đó, vấn đề nằm ở việc ông đã đặt nhiều chuyến bay cho người lạ. Những giao dịch này đều không vi phạm hợp đồng, nhưng hãng coi đó là hành động không trung thực.

photo2023-06-19-002625-1687216161682-16872161618031371221530.jpeg

Hình minh họa. Ảnh: NBC News

Năm 2008, Rothstein và một số người khác bị tước tấm vé AAirpass trọn đời. Ông đã đâm đơn kiện và tuyên bố rằng sẽ không bao giờ dùng dịch vụ của hãng bay này nữa.

Sau các vụ kiện, nhóm của Rothstein không lấy lại được AAirpass. Trong khi đó, 25 hành khách khác, gồm cả tỷ phú Mark Cuba, vẫn sở hữu tấm vé còn hiệu lực. Tuy nhiên, hiện tại Cuba đã là tỷ phú, và sở hữu máy bay riêng. Dù vậy, ông vẫn nói rằng tấm vé AAirpass là giao dịch tuyệt vời nhất trong đời mình.

Về sau, vào năm 2004, American mở bán AAirpass không giới hạn lần cuối với giá 3 triệu USD cộng với một thẻ đồng hành giá 2 triệu USD. Nhưng do lùm xùm trước đây, hãng không bán được tấm vé nào. Cuối cùng, cái kết của hãng hàng không cũng chẳng tránh khỏi hai chữ ‘thảm hại”. Năm 2011, họ tuyên bố phá sản để tái cơ cấu công ty.

Tổng hợp Medium, The Guardian

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020