Chuyên mục  


tuong-niem-nan-nhan-khung-bo-17113625014591233596186.jpeg

Khu vực tưởng niệm tạm thời dành cho các nạn nhân vụ xả súng, thành phố Saint Petersburg, Nga, ngày 24-3 - Ảnh: REUTERS

ISIS-K là chi nhánh của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và đã nhận trách nhiệm trong vụ xả súng khủng bố ở Matxcơva (Nga), tối 22-3 (giờ địa phương).

Mối nguy gia tăng

Theo báo New York Times, ISIS-K được thành lập vào năm 2015 bởi các thành viên bất mãn của Taliban Pakistan. Trong thời gian quân đội Mỹ rút khỏi Pakistan, ISIS-K đã thực hiện một vụ đánh bom liều chết tại sân bay quốc tế ở Kabul (thủ đô Afghanistan) vào tháng 8-2021, khiến 13 quân nhân Mỹ và 170 thường dân thiệt mạng.

Kể từ đó, Taliban đã chiến đấu với ISIS-K ở Afghanistan. Theo các quan chức chống khủng bố của Mỹ, cho đến nay, các cơ quan an ninh của Taliban đã ngăn chặn nhóm này chiếm giữ lãnh thổ hoặc tuyển mộ số lượng lớn các cựu chiến binh Taliban.

ISIS-K là chi nhánh hoạt động tích cực nhất của IS, từ Afghanistan, Pakistan, Iran, đến châu Âu và dự kiến sẽ còn xa hơn nữa.

Bà Avril D. Haines - giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ - phát biểu trước Thượng viện trong tháng 3 này rằng mối đe dọa từ IS vẫn là mối lo ngại đáng kể trong việc chống khủng bố.

"Hầu hết các cuộc tấn công do IS thực hiện trên toàn cầu xảy ra bởi các chi nhánh của IS bên ngoài Afghanistan", bà Avril D. Haines nói.

Phạm vi hoạt động của ISIS-K đã mở rộng trong thời gian gần đây, thể hiện qua các vụ tấn công xuyên biên giới vào Pakistan và ngày càng nhiều âm mưu diễn ra ở châu Âu, dù phần lớn bị ngăn chặn.

Theo bà Christine Abizaid - giám đốc Trung tâm Phòng chống khủng bố quốc gia Mỹ, cho đến nay ISIS-K chủ yếu dựa vào các thành viên thiếu kinh nghiệm ở châu Âu để thực hiện nhiệm vụ dưới danh nghĩa tổ chức.

Nhưng có những dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy ISIS-K đang rút kinh nghiệm từ sai lầm. Các quan chức chống khủng bố cho biết các cuộc tấn công ở Matxcơva (Nga) và Iran thể hiện sự tinh vi hơn, cho thấy mức độ chi tiết cao của kế hoạch và khả năng khai thác tốt các mạng lưới cực đoan địa phương.

ap-giai-nghi-pham-khung-bo-1711362884752801241338.jpeg

Hình ảnh lấy từ video do Ủy ban Điều tra Nga công bố ngày 24-3, cho thấy nhân viên an ninh áp giải nghi phạm tấn công khủng bố ở Nga - Ảnh: AFP

Thấy gì từ vụ khủng bố ở Matxcơva?

Các quan chức Mỹ khẳng định ISIS-K đã thực hiện vụ tấn công khủng bố gần Matxcơva, làm ít nhất 143 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.

"ISIS-K đã tập trung vào Nga trong hai năm qua", ông Colin P. Clarke - nhà phân tích chống khủng bố tại Soufan Group, một công ty tư vấn an ninh có trụ sở tại New York (Mỹ), nhận định. "ISIS-K cáo buộc Điện Kremlin có tội với người Hồi giáo, ám chỉ sự can thiệp của Matxcơva ở Afghanistan, Chechnya và Syria".

Một phần đáng kể các thành viên của ISIS-K có nguồn gốc Trung Á và có một lượng lớn người Trung Á sống và làm việc tại Nga. Ông Clarke cho biết một số cá nhân trong đó có thể đã trở nên cực đoan và đang đảm nhiệm chức năng hậu cần, tàng trữ vũ khí.

Ông Daniel Byman - chuyên gia chống khủng bố tại Đại học Georgetown - phân tích thêm: "ISIS-K đã tập hợp các chiến binh từ Trung Á và Kavkaz (Nga) và chúng có thể chịu trách nhiệm về vụ tấn công Matxcơva, dù là trực tiếp hoặc thông qua mạng lưới của chúng".

Các chuyên gia chống khủng bố bày tỏ lo ngại các cuộc tấn công ở Matxcơva và Iran có thể khuyến khích ISIS-K tăng gấp đôi nỗ lực tấn công ở châu Âu, đặc biệt ở Pháp, Bỉ, Anh và các quốc gia khác đã bị tấn công liên tục trong thập kỷ qua.

Một quan chức tình báo cấp cao của phương Tây đã xác định 3 động lực chính có thể tạo động lực cho các chiến binh ISIS-K tấn công: sự tồn tại của các chi nhánh ngầm ở châu Âu, hình ảnh về cuộc chiến ở Gaza và sự hỗ trợ từ những người nói tiếng Nga sống ở châu Âu.

Mùa hè sắp tới Pháp sẽ đăng cai Thế vận hội Paris 2024. Và Edmund Fitton-Brown, cựu quan chức chống khủng bố hàng đầu của Liên Hiệp Quốc, nhận định Pháp có thể là mục tiêu của các hoạt động khủng bố.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020