Chuyên mục  


khan0409-17254670204921487179842.png

Công tố viên Karim Khan của Tòa án hình sự quốc tế (ICC) - Ảnh: ICC

Trả lời phỏng vấn báo Yomiuri (Nhật Bản), ông Karim Khan, người đứng đầu Văn phòng công tố của Tòa án hình sự quốc tế (ICC), bày tỏ lo ngại về các áp lực lên tòa từ Mỹ liên quan đến việc điều tra các cuộc tấn công của Israel tại Dải Gaza, cũng như nhiều thành viên của tòa bị những người ủng hộ Nga và Israel đe dọa.

Theo đó, tháng 5-2024, Văn phòng công tố đã xin lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và một quan chức Israel khác với cáo buộc gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza.

Trong khi đó, đồng minh Mỹ của Israel không phải là thành viên của ICC. 

Tháng 6, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật với đa số phiếu nhằm áp đặt lệnh trừng phạt lên các quan chức của tòa này. Dự luật sẽ trở thành luật khi được Thượng viện Mỹ thông qua và được Tổng thống Mỹ ký.

Liên quan đến chiến sự Ukraine, tháng 3-2023, ICC đã phát lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimor Putin và ủy viên về quyền trẻ em Liên bang Nga - bà Maria Lvova-Belova, với cáo buộc "có thể liên quan tội ác chiến tranh" khi đưa trẻ em từ các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine sang Nga một cách bất hợp pháp.

ICC đã gây áp lực lên Mông Cổ - một quốc gia thành viên - phải bắt giữ ông Putin khi ông đến thăm Mông Cổ ngày 2-9. Tuy nhiên, Mông Cổ đã chào đón nhà lãnh đạo Nga bất chấp yêu cầu.

Trong cuộc phỏng vấn cùng ngày, ông Khan cũng cho biết nhiều quan chức ICC đang phải chịu nhiều lời đe dọa từ những người ủng hộ Nga và Israel.

Theo ông Khan, các kiểu tấn công hay đe dọa này đang hủy hoại và làm xói mòn một thể chế pháp lý đã được xây dựng từ Thế chiến thứ 2, và điều này có khả năng là sự kết thúc đối với Tòa án Hình sự quốc tế.

Ông Khan gọi ICC là "đứa con của Nhật Bản" - một trong những nước tài trợ lớn nhất cho ICC, đồng thời kêu gọi Nhật Bản hợp tác trong việc tác động đến Mỹ.

Lệnh bắt của ICC không có nhiều giá trị

Tòa án hình sự quốc tế (ICC), Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) đều đã kêu gọi Mông Cổ bắt giữ Tổng thống Nga Putin. Mặc dù Mông Cổ là thành viên ICC, quốc gia châu Á này đã không làm như vậy, khiến EU phải ra tuyên bố "lấy làm tiếc".

Đã có nhiều ý kiến nói rằng Mông Cổ có thể bị ICC truy cứu vì không tuân thủ nghĩa vụ. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Tamás Hoffmann của Viện Nghiên cứu pháp lý (TILS), cùng lắm Ulaanbaatar sẽ bị lên án chứ không đối diện hậu quả gì thực sự nghiêm trọng.

Năm 2015, Nam Phi đã không bắt tổng thống Sudan Omar al-Bashir theo yêu cầu của ICC nhưng cũng không bị ICC đưa lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020