Chuyên mục  


icbm-17303590990611709637752.jpg

Hình ảnh vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên vào sáng 31-10 - Ảnh: YONHAP

Hôm 31-10, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nhận định các biện pháp hạn chế xuất khẩu 15 mặt hàng mà Triều Tiên khó có thể tự sản xuất như thân máy bay, ống đốt sẽ càng gia tăng thêm các lệnh trừng phạt nhắm vào Triều Tiên, kìm hãm quá trình phát triển tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.

Trước đó vào sáng 31-10, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani thông báo Triều Tiên đã phóng ít nhất một tên lửa đạn đạo ICBM từ một khu vực gần Bình Nhưỡng về phía đông bắc bán đảo Triều Tiên.

Cùng ngày 31-10, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) xác nhận Triều Tiên đã phóng một trong những tên lửa mạnh nhất về phía ngoài khơi bờ biển phía đông nước này sáng 31-10.

Hãng thông tấn Yonhap dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng hai nước Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết ICBM mà Triều Tiên phóng ở khu vực biển phía đông bán đảo Triều Tiên sáng 31-10 bay khoảng 1.000km, lập kỷ lục về thời gian bay dài nhất với 86 phút và đạt độ cao trên 7.000km, cao nhất trong lịch sử.

Các chuyên gia quân sự hai nước đánh giá nếu được phóng ở góc bình thường, ICBM mới này có thể có tầm bắn bao trùm toàn bộ nước Mỹ, từ thành phố Los Angeles ở phía tây hay thủ đô Washington D.C và thành phố New York ở phía đông.

Theo Hãng tin Reuters, các chuyên gia của JCS dự đoán vụ phóng sáng 31-10 có thể liên quan đến việc phát triển động cơ tên lửa nhiên liệu rắn mới của Triều Tiên.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong Hyun nói rằng Triều Tiên có thể tìm kiếm công nghệ sản xuất ICBM mới từ Nga, đổi lại Bình Nhưỡng sẽ điều binh sang hỗ trợ quân đội Nga tại chiến trường Ukraine.

Các quan chức quân sự khác tại Seoul lại cho biết chương trình tên lửa của Triều Tiên đã phát triển đến mức chính họ cũng không rõ Bình Nhưỡng đang cần sự giúp đỡ như thế nào từ các nước thân Triều Tiên.

Tên lửa nhiên liệu rắn có ưu điểm là không cần phải tiếp thêm nhiên liệu ngay trước khi phóng, giúp các tên lửa dễ vận hành hơn và an toàn hơn, cũng như cần hỗ trợ ít hơn ở khâu hậu cần. Điều này khiến các tên lửa dùng nhiên liệu rắn khó bị phát hiện hơn các vũ khí chạy bằng nhiên liệu lỏng.

Triều Tiên sử dụng nhiên liệu rắn trong một số tên lửa tầm ngắn nhỏ, cũng như trong tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-18 mới.

Bình Nhưỡng tuyên bố việc phát triển tên lửa nhiên liệu rắn Hwasong-18 sẽ giúp thúc đẩy mạnh mẽ khả năng hạt nhân của nước này.

Các nhà quan sát cũng nhận xét công nghệ nhiên liệu rắn có thể giúp Triều Tiên cải thiện hệ thống tên lửa trong kho vũ khí của mình.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020