Chuyên mục  


z6015201490508b4780c13f9a9bf33456493644731801e-17311380989841977865303.jpg

Tàu ASV Armada 8 đang được sử dụng cho nhiệm vụ tìm kiếm một chiếc máy bay đã rơi xuống hồ Superior vào năm 1968 - Ảnh: Great Lakes Smart Ships Coalition

Tích hợp các công nghệ

Sau vụ mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế đã triển khai Hệ thống Cứu nạn và an toàn hàng không toàn cầu (GADSS), yêu cầu các máy bay phải truyền thông tin về vị trí của mình mỗi 15 phút và tăng tần suất truyền dữ liệu trong các tình huống khẩn cấp.

Radar là một trong những hệ thống phổ biến nhất để theo dõi máy bay, nhưng nó có một số hạn chế, đặc biệt khi máy bay di chuyển qua đại dương hoặc các khu vực hẻo lánh không có phủ sóng. Để khắc phục, radar được kết hợp với công nghệ vệ tinh như Inmarsat hoặc Iridium nhằm đảm bảo việc giám sát máy bay ngay cả ở những khu vực ngoài tầm phủ sóng radar. Khi máy bay mất liên lạc, các vệ tinh này vẫn có thể thu nhận tín hiệu "ping" hoặc "handshake" để xác định vị trí cuối cùng của máy bay.

Ngoài ra, công nghệ giám sát tự động phụ thuộc (ADS-B) là một phương pháp giám sát hiện đại, trong đó máy bay phát sóng dữ liệu về vị trí, tốc độ và độ cao. Dữ liệu này được các trạm mặt đất và vệ tinh thu nhận, giúp theo dõi máy bay theo thời gian thực, ngay cả khi bay qua đại dương, nơi không có radar.

Một số máy bay hiện đại còn được trang bị hệ thống truyền tải dữ liệu liên tục lên đám mây về trung tâm điều hành, giúp giám sát thời gian thực các hệ thống của máy bay và rút ngắn thời gian phản ứng trong trường hợp khẩn cấp.

Thiết bị phát tín hiệu định vị khẩn cấp (ELT) là một công nghệ quan trọng khác, tự động kích hoạt khi máy bay gặp nạn và phát tín hiệu cấp cứu kèm theo dữ liệu về vị trí.

Các tín hiệu này được vệ tinh trong hệ thống Cospas-Sarsat thu nhận và giúp xác định vị trí máy bay rơi. Các ELT hiện đại có khả năng truyền tín hiệu ở tần số 121.5 MHz và 406 MHz, mở rộng phạm vi phủ sóng toàn cầu. Trong đó, ELT sử dụng tần số 406 MHz có thể đăng ký cho cả chủ sở hữu tư nhân, cho phép nhân viên cứu hộ truy cập thông tin ngay lập tức.

Cứu nạn khi máy bay rơi xuống nước

Trong trường hợp máy bay bị rơi xuống nước, các máy phát tín hiệu dưới nước (ULB) gắn với hộp đen sẽ phát ra sóng siêu âm, có thể được thiết bị dò sóng phát hiện, hỗ trợ xác định vị trí của máy bay dưới đáy biển. Tuy nhiên, ULB chỉ có thể phát tín hiệu trong vòng 30 ngày, do đó việc tìm kiếm cần được triển khai nhanh chóng.

Hiện nay, các thiết bị bay không người lái (UAV) và drone được trang bị cảm biến và camera phát hiện nhiệt/tia hồng ngoại cũng được ứng dụng để quét các khu vực rộng lớn hơn.

Cùng với đó, các thuật toán học máy được sử dụng để phân tích hình ảnh vệ tinh, dữ liệu radar và sóng âm nhằm phát hiện mảnh vỡ máy bay trong các khu vực rộng lớn. Việc tự động hóa quy trình tìm kiếm này giúp rút ngắn thời gian xác định vị trí của máy bay gặp nạn.

Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Great Lakes Smart Ships Coalition đã cho thử nghiệm tàu Armada 8 (A8), một loại tàu mặt nước tự vận hành (ASV) của Ocean Infinity, để tìm kiếm xác máy bay mất tích từ năm 1968 tại hồ Superior, bang Michigan, Mỹ.

Tàu ASV sử dụng công nghệ sóng siêu âm để dò tìm dưới nước và có thể thực hiện các cuộc tìm kiếm chính xác trong môi trường nước sâu. Dự án đã xây dựng bản đồ độ phân giải cao của đáy hồ Great Lakes. Kinh phí dự kiến khoảng 200 triệu USD, được kỳ vọng sẽ tạo ra bước tiến mới trong việc tìm kiếm cứu hộ máy bay gặp tai nạn trong tương lai gần.

Liệu MH370 có cơ hội được tìm thấy?

wspr-antenna-1731138353762555594826.jpg

Trạm thu WSPR - Ảnh: kho.unis.no

Đã một thập kỷ kể từ khi chuyến bay MH370 của Hãng hàng không Malaysia biến mất, tạo nên một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng không.

Tuy nhiên, một công nghệ đột phá mới, có tên là Weak Signal Propagation Reporter (WSPR), đang được kỳ vọng sẽ đem lại kết quả tích cực.

WSPR là một mạng lưới toàn cầu, bao gồm các nhà vận hành nghiệp dư, những người thường gửi tín hiệu công suất thấp lên các dải tần số trung bình và cao thông qua phần mềm để kiểm tra đường truyền.

Kỹ sư hàng không vũ trụ Richard Godfrey là người đề xuất việc sử dụng dữ liệu từ WSPR để tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích thông qua những bất thường trong tín hiệu WSPR, giúp hé lộ quá trình bay của nó sau khi biến mất.

Theo nhiều bản tin, các chuyên gia công nghệ, trong đó có tỉ phú Elon Musk đang đặt cược vào WSPR để giải mã bí ẩn này.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020