Chuyên mục  


nd241104-ong-trump-o-penn-1730690600705979161654.jpg

Ông Trump phát biểu tranh cử tại bang Pennsylvania sáng 3-11 - Ảnh: AFP

Theo tạp chí Nikkei Asia, việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới đang khiến hàng triệu doanh nghiệp châu Á thấp thỏm.

Trung Quốc thấp thỏm đón "bão"

Đứng đầu danh sách lo sợ chính là các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc.

Bà Katherine Yan, quản lý tại Công ty may mặc đồ da Changshu Maydiang, cho biết nhiều khách hàng đã cắt giảm hợp đồng trước cả khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 diễn ra, nhằm đề phòng trường hợp ông Trump quay lại Nhà Trắng.

Gần một nửa số túi xách được công ty này gia công dành cho các thương hiệu Mỹ đình đám như Alexander Wang và Phillip Lim.

Changshu Maydiang buộc phải cắt giảm 30% dự báo doanh số năm 2024. Để duy trì các hợp đồng từ Mỹ, công ty còn phải gánh khoản thuế 25% do Washington áp đặt lên túi xách Trung Quốc trong những năm gần đây, làm giảm biên lợi nhuận thêm 8%.

Không chỉ riêng Changshu Maydiang, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc khác cũng đã sẵn sàng ứng phó với rào cản thuế quan mới. Tuy vậy, dù chủ động chuẩn bị, họ vẫn kỳ vọng tác động của rào cản này sẽ không quá ảnh hưởng đến ngành kinh doanh của mình.

Ông Lin Xiao, chủ doanh nghiệp quần áo trên các sàn thương mại điện tử Temu và Shein, chia sẻ: "Theo tôi, ông Trump chắc chắn sẽ siết chặt các hạn chế đối với công nghệ Trung Quốc. Tuy nhiên, ngành dệt may vốn không phụ thuộc nhiều vào công nghệ. Hơn nữa, Mỹ cũng chưa có đủ năng lực sản xuất quần áo trong nước".

Trong khi đó, ông Wang Min, giám đốc điều hành Công ty sản xuất đèn điện Zhongda, cho rằng các chính sách thuế quan áp lên hàng hóa Trung Quốc sẽ được thực thi "dần dần," do người dân Mỹ vẫn đang đối mặt với tỉ lệ lạm phát cao.

Công ty Zhongda dự kiến mở văn phòng và nhà kho tại Los Angeles (bang California), đồng thời tìm nguồn hàng từ các nhà máy ở Ai Cập hoặc Mexico để tránh gánh nặng thuế suất cao.

Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Mỹ

nd241109-daiso-o-my-17311242515081628528539.jpg

Một chi nhánh siêu thị Daiso của Nhật Bản tại Mỹ - Ảnh: SUMMERLIN

Không chỉ Trung Quốc, các doanh nghiệp Nhật Bản - đồng minh truyền thống lớn nhất của Mỹ ở châu Á - cũng bày tỏ lo ngại về nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump. Từ khi ông Trump lên nắm quyền, quan hệ thương mại Mỹ - Nhật đã trải qua nhiều thay đổi quan trọng.

Năm 2023, Mỹ là đối tác nhập khẩu lớn nhất của Nhật Bản, với kim ngạch đạt 20.300 tỉ yen (133 tỉ USD), tăng gần 40% so với năm 2016 - thời điểm ông Trump mới đắc cử.

Nhiều chuyên gia kinh tế Nhật Bản nhận định nếu ông Trump áp thuế chung từ 10-20% đối với hàng nhập khẩu, sản xuất ngay trên đất Mỹ sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp Nhật đang chuyển hướng đầu tư sản xuất tại Mỹ. Nhật Bản hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Mỹ, với tổng giá trị đầu tư trực tiếp đến cuối năm 2023 tăng gấp đôi so với năm 2016.

Dù có "lách qua khe cửa hẹp" bằng cách đầu tư sản xuất tại Mỹ, các doanh nghiệp Nhật vẫn có nguy cơ chịu thiệt hại lớn nếu chính quyền ông Trump gia tăng thuế quan, đặc biệt nếu Nhà Trắng áp thuế 60% đối với hàng hóa Trung Quốc. Điều này do lo ngại chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn.

Nam Á và Đông Nam Á cảnh giác

Các doanh nghiệp Ấn Độ cũng đang ít nhiều thấp thỏm trước khả năng Washington tăng thuế quan.

Ông Trump từ lâu đã gọi Ấn Độ là "vua thuế quan" do chính sách đánh thuế nhập khẩu nặng nề của quốc gia Nam Á này. Điều này khiến Ấn Độ dễ trở thành mục tiêu áp thuế trả đũa nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng.

Ông Biswajit Dhar, giáo sư tại Hội đồng vì tiến bộ xã hội (Ấn Độ), cho rằng New Delhi cần "chờ đợi và theo dõi" để đánh giá các động thái cụ thể của ông Trump.

Trong khi đó, các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Malaysia - vốn hưởng lợi từ làn sóng doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc - cũng cần cảnh giác trước nguy cơ lạm phát do thuế quan có thể gây ra.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020