Chuyên mục  


vivo-an-do-16969394726941835796625.jpg

Một cửa hàng Vivo ở Ấn Độ - Ảnh: GETTY IMAGES

Theo Hãng tin Reuters, các lãnh đạo của Vivo đã được triệu tập đến cơ quan điều tra ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ để thẩm vấn, sau đó bị bắt giữ.

Các lãnh đạo bị bắt do liên quan đến một vụ án vào năm 2022, khi cơ quan điều tra đột kích các văn phòng của Vivo và cáo buộc công ty này rửa tiền.

Vivo đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc. Trước đây, công ty Trung Quốc cho biết họ đã hợp tác với chính quyền để cung cấp tất cả thông tin cần thiết, cũng như "cam kết tuân thủ pháp luật".

Vivo thuộc sở hữu BBK Electronics của Trung Quốc. Ngoài Vivo, BBK Electronics đang nắm các thương hiệu như Oppo và Realme ở thị trường Ấn Độ.

Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu Counterpoint, Vivo là thương hiệu điện thoại thông minh lớn thứ 2 Ấn Độ, với 17% thị phần về số lượng xuất xưởng, xếp sau Samsung.

Năm 2022, Ấn Độ đã chặn 119 tài khoản ngân hàng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Vivo ở nước này. Cơ quan điều tra cáo buộc Vivo Ấn Độ đã chuyển trái phép 624 tỉ rupee (7,5 tỉ USD) sang Trung Quốc để báo lỗ, trốn thuế.

Ấn Độ cũng cáo buộc Vivo giúp chuyển tiền bất hợp pháp cho một trang tin đang bị điều tra về cáo buộc tuyên truyền cho Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng kể từ cuộc đụng độ năm 2020 ở biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya. Vụ việc khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.

Kể từ đó, Ấn Độ cấm hàng trăm ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm TikTok, với lý do lo ngại an ninh quốc gia. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ các khoản đầu tư đến từ nước láng giềng.

Gần đây, Ấn Độ đã chặn kế hoạch đầu tư 1 tỉ USD của hãng ô tô Trung Quốc BYD nhằm sản xuất xe điện và pin ở nước này.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020