Chuyên mục  


30-17316497097111123320252.jpg

PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh - hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế - Luật phát biểu đề dẫn hội thảo - Ảnh: BAN TỔ CHỨC

Ngày 15-11, báo Pháp luật TP.HCM phối hợp Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “30 năm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển có hiệu lực: Từ cam kết đến hành động của Việt Nam”.

Sự kiện được tổ chức nhằm tạo diễn đàn cho các nhà khoa học bàn luận về giá trị phổ quát, vai trò và tầm quan trọng của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), cũng như quá trình gia nhập và thực hiện UNCLOS 1982 của Việt Nam trong 30 năm qua kể từ khi công ước này chính thức có hiệu lực từ năm 1994.

Hội thảo quy tụ hơn 200 đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý uy tín trong lĩnh vực luật quốc tế nói chung và luật biển quốc tế nói riêng đến từ các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu trên cả nước.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh - hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế - Luật - lập luận UNCLOS 1982 được xem là “Hiến pháp về biển và đại dương” của cộng đồng quốc tế, điều ước quốc tế toàn cầu có tầm quan trọng thứ hai sau Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Ngoài ra, văn bản này là cơ sở pháp lý cho mọi hành động và hợp tác quốc tế ở cấp độ khu vực, liên khu vực, toàn cầu để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến biển và đại dương.

hh-1731655383822517043857.jpg

Tổng biên tập báo Pháp luật TP.HCM Mai Ngọc Phước (thứ hai từ trái qua) trao đổi với các đại biểu tại hội thảo - Ảnh: CTV

Với tư cách là đại diện đơn vị đồng tổ chức sự kiện, nhà báo Mai Ngọc Phước - tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM - đánh giá UNCLOS 1982 là một trong những chọn lựa đúng đắn nhất, mang tính chiến lược của Việt Nam kể từ khi nước ta đặt bút ký tham gia, đến khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn cách đây đúng 30 năm cho đến hiện nay.

Trên tinh thần đó, ông Phước hy vọng hội thảo là dịp để làm nổi bật những cam kết hành động, sáng kiến của Việt Nam trong xây dựng và thực thi UNCLOS 1982, cũng như đưa ra những kỳ vọng, góp ý, hiến kế để Việt Nam tiếp tục theo đuổi một cách hiệu quả UNCLOS 1982 trong những thập niên tiếp theo, nhất là khi đặt trong bối cảnh tranh chấp ở Biển Đông còn đang phức tạp.

678c7a1c-140c-49b4-905f-fb0ce78cc1bc-17316553323531953101684.jpg

Nhà báo Nguyễn Thái Bình - Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM phát biểu tại hội thảo - Ảnh: CTV

Báo chí khai thác gì từ UNCLOS 1982?

Đề cập đến vai trò của truyền thông khi khai thác điểm nóng Biển Đông, ông Nguyễn Thái Bình - phó tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM - cho biết các nhà báo có thể tiếp cận mô hình báo chí giải pháp (solutions journalism).

Hình thức này không chỉ phản ánh hiện trạng vấn đề, mà còn hữu ích trong việc đề xuất các giải pháp hữu ích nhằm giải quyết những rủi ro từ các "tranh chấp" hay "thách thức", từ đó góp phần nâng cao nhận thức, tăng sự đồng thuận giữa cơ quan chức năng và công chúng.

Trong bối cảnh quan hệ quốc tế nói chung hay Biển Đông nói riêng, các nhà báo có thể vận dụng mô hình này để đưa tin một cách thận trọng về giải pháp của các quốc gia trước những tranh chấp có thể phát sinh trong khu vực. Bên cạnh đó, ông Bình khuyến nghị truyền thông có thể xem xét việc đưa tin đa dạng hóa các câu chuyện về Biển Đông.

Xuyên suốt quá trình đó, UNCLOS 1982 là văn bản sẽ đem lại nhiều giá trị to lớn. Ông Bình nhấn mạnh UNCLOS 1982 không chỉ là nền tảng pháp lý quan trọng giúp các quốc gia tìm kiếm giải pháp hòa bình, mà còn có thể trở thành nguồn chất liệu phong phú để truyền thông khai thác và hướng đến giải quyết "bài toán" Biển Đông.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020