Các khối được Trung Quốc phát triển cho kế hoạch xây căn cứ trên Mặt trăng.
Zhou Cheng, giáo sư tại trung tâm, cho biết: “Những viên gạch này được tạo ra bằng cách mô phỏng thành phần đất thực tế trên Mặt trăng. Độ bền chịu nén của những viên gạch này cao gấp 3 lần so với gạch và khối bê tông thông thường, có khả năng chịu hơn 1 tấn/cm3.
Các khối này được ghép lại với nhau theo thiết kế ghép mộng để có thể xây dựng thành một căn cứ trên Mặt trăng mà không cần đinh hay keo dán.
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra các viên gạch này chỉ bằng cách sử dụng đất Mặt trăng mô phỏng, cho thấy các công trình có thể xây dựng trên Mặt trăng từ nguyên liệu tại đó và năng lượng Mặt trời. Bước tiến này giúp giảm nhu cầu vận chuyển các bộ phận xây dựng từ Trái Đất.
Gạch được làm từ đất Mặt trăng mô phỏng thông qua quá trình ép nóng. Giáo sư Zhou cho biết: “Các kỹ sư cân đất Mặt trăng mô phỏng, đặt vào khuôn, tạo áp suất đồng đều sau đó nung nóng trong máy ép nóng chân không ở nhiệt độ trên 1.000 độ C.”
Trong những tháng tới, những viên gạch này sẽ được vận chuyển đến trạm vũ trụ Trung Quốc trên tàu vũ trụ chở hàng Tianzhou-8 để thực hiện các thí nghiệm phơi sáng trong không gian. Quá trình này sẽ kiểm tra hiệu suất về cơ học, nhiệt động lực học và khả năng chống bức xạ của vật liệu mới.
Trong điều kiện nhiệt độ vượt 180 độ C vào ban ngày và xuống âm 190 độ C vào ban đêm, các khối sẽ cần khả năng cách nhiệt mạnh. Việc Mặt trăng không có bầu khí quyển cũng khiến vật liệu này phải tiếp xúc nhiều hơn với bức xạ vũ trụ và tác động từ các thiên thạch nhỏ, cùng các trận động đất lớn trên Mặt trăng. Các nhà nghiên cứu sẽ đánh giá xem liệu các tính chất cơ học của các khối này có sụt giảm trong những điều kiện như vậy hay không.
Nhóm nghiên cứu sẽ gửi nhiều khối, với nhiều thiết kế, thành phần và quy trì sản xuất khác nhau để thử nghiệm. Các mẫu này sẽ được đưa vào không gian và gửi về Trái đất để phân tích theo từng đợt, đợt đầu tiên dự kiến sẽ trở về vào cuối năm 2025.
Sau Chang’e 5, Trung Quốc có kế hoạch phóng tàu Chang’e-7 vào năm 2026 để tiến hành khảo sát môi trường và tài nguyên tại cực nam Mặt trăng. 2 năm sau, tàu Chang’e-8 sẽ thực hiện sứ mệnh đến Mặt trăng để xây dựng một trạm nghiên cứu khoa học cơ bản tại cực nam cùng với Chang’e-7.
Đến năm 2030, Trung Quốc dự định hạ cánh tàu vũ trụ có người lái lên Mặt trăng. Một trạm nghiên cứu khoa học Mặt trăng quốc tế với đầy đủ chức năng sẽ được xây dựng vào năm 2040 để tiến hành khám phá môi trường không gian và các thí nghiệm khoa học.