Chuyên mục  


Sau khi tốt nghiệp đại học, Chung Kyungsun có thể dễ dàng gia nhập Huyndai giống như nhiều người anh em họ trong gia tộc. Nhưng hậu duệ của nhà sáng lập Huyndai Chung Ju-yung đã lựa chọn con đường riêng cho mình với vai trò là 'nhà đầu tư tạo tác động'. Thuật ngữ này ám chỉ các nhà đầu tư theo đuổi chiến lược đầu tư không chỉ tạo ra lợi nhuận tài chính mà còn tạo ra tác động tích cực tới xã hội hoặc môi trường.

'Niềm cảm hứng' của Chung Kyungsun là những bài học từ người ông quá cố Chung Ju-yung – người đã dạy anh rằng người giàu cần phải cống hiến cho xã hội.

Cơ ngơi riêng của Chung Kyungsun

Cuối tháng 9/2022, siêu bão Ian đã tàn phá vùng tây nam Florida (Mỹ), khiến hơn 100 người tử vong và làm hư hại khoảng 18.000 ngôi nhà.

Theo ước tính của Karen Clark & ​​Co., tổn thất từ cơn bão Ian lên tới gần 63 tỉ USD tiền bảo hiểm, khiến nó trở thành cơn bão tốn kém nhất trong lịch sử của Florida.

Những thảm họa thiên nhiên như trên chính là lý do tại sao Chung Kyungsun quan tâm đến biến đổi khí hậu - nguyên nhân được cho là đang khiến các cơn bão và thảm họa thiên nhiên khác trở nên tàn khốc hơn - và tạo dựng cho riêng mình con đường riêng với vai trò là một nhà đầu tư tạo tác động.

"Lần đầu tiên tôi thấy rất nhiều dữ liệu về biến đổi khí hậu là khi đi học tại trường kinh doanh"- Chung Kyungsun, 36 tuổi, trả lời một cuộc phỏng vấn bên lề Hội nghị Giám đốc điều hành toàn cầu của Forbes tại Singapore.

"Việc xem xét các số liệu thực sự khiến tôi lo lắng vì có lẽ công việc kinh doanh của mình sẽ bị ảnh hưởng. Điều thứ hai, bảo hiểm sẽ là ngành đầu tiên bị xoá sổ vì biến đổi khí hậu", ông nói.

Chung cũng nhắc đến trận hoả hoạn ở California năm 2018. Đây là trận hỏa hoạn lớn nhất và gây thiệt hại về người nhiều nhất ở California, đồng thời khiến công ty bảo hiểm địa phương Merced Property & Casualty phá sản do các khiếu nại liên quan đến vụ hỏa hoạn.

Sự sụp đổ của ngành bảo hiểm cũng sẽ ảnh hưởng đến công việc của Chung Kyungsun. Ông là con trai duy nhất của Chung Mong-yoon, vị Chủ tịch 67 tuổi và cổ đông lớn nhất của Hyundai Marine & Fire Insurance và là con trai thứ hai trong số 8 người con trai của người sáng lập Hyundai Chung Ju-yung.

"Đó là một dấu hiệu thực sự có tác động đối với tôi", Chung nói về sự phá sản của Merced. "Đó chính là lý do tại sao tôi quyết định trở nên chủ động hơn nhiều trong lĩnh vực đầu tư tạo tác động".

Quá trình lập nghiệp

Năm 2019, sau khi lấy bằng MBA tại Đại học Columbia, Chung Kyungsun đã thành lập The Sylvan Group (Sylvan) ở Singapore, chuyên về đầu tư tạo tác động, tập trung vào các khoản đầu tư mang lại lợi ích cho môi trường và xã hội.

Công ty này đã nhận được 200 triệu USD đầu tư từ các thành viên của gia đình Chung, gia tộc Rockefeller, United Overseas Bank của doanh nhân tỷ phú người Singapore Wee Cho Yaw và Hanwha Life, cùng những nhà đầu tư khác.

Với số tiền này, Chung hiện đang tìm cách đầu tư vào các công ty có thể giúp đối phó với biến đổi khí hậu.

Tháng 2/2022, Chung đã thực hiện các khoản đầu tư đầu tiên của mình, mặc dù nó không liên quan đến biến đổi khí hậu - ít nhất là không trực tiếp.

Cụ thể, Sylvan mua lại phần lớn cổ phần trong bốn công ty dược phẩm và chăm sóc sức khỏe Singapore với giá 140,5 triệu USD: Artemis Health Ventures, DX Imaging, Juniper Biologics và Juniper Therapeutics.

"Mọi thứ liên quan với nhau. Bạn không thể thúc đẩy hành động vì khí hậu mà không nhận được sự ủng hộ của người dân. Và khi họ không hài lòng với giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nhà ở và mọi thứ, bạn cũng không đạt được mục tiêu đó", ông nói.

Chung Kyungsun từ lâu đã tham gia vào các tổ chức phi lợi nhuận. Năm 2012, ông thành lập Root Impact, một tổ chức phi lợi nhuận ở Hàn Quốc hỗ trợ các doanh nhân xã hội, chẳng hạn cung cấp không gian văn phòng, những người đang tạo ra các công ty phục vụ mục đích xã hội.

Chung cũng là thành viên hội đồng quản trị của Rockefeller Philanthropy Advisors, một trong những tổ chức dịch vụ từ thiện lớn nhất thế giới.

Hậu duệ đời thứ 3 của nhà sáng lập Huyndai

Cảnh báo khủng hoảng lương thực

Một số điều đã thay đổi kể từ sau Covid, xu hướng phi toàn cầu hoá, cuộc chiến ở Ukraine, thế giới đã không còn một chuỗi cung ứng ổn định nữa. Và Kyungsun Chung đang tìm cách tận dụng điều này.

Chung nói: "Một số thứ nhất định sẽ trở nên đắt hơn nhiều, và một số trong số đó sẽ là nhu yếu phẩm quan trọng, chẳng hạn như thực phẩm".

Ví dụ, vào đầu tháng 2, người dân Hồng Kông đã phải đối mặt với tình trạng thiếu rau sau khi việc kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19 làm gián đoạn nghiêm trọng nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống.

Tình trạng thiếu lương thực đã thúc đẩy nhu cầu đối với các công ty công nghệ nông nghiệp như Farm66, một công ty nông nghiệp thẳng đứng ở Hồng Kông chuyên trồng rau và trái cây theo phương pháp thủy canh.

Chia sẻ với Forbes Asia đầu năm nay, Gordon Tam, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Farm66 cho biết: "Trong thời gian đại dịch xảy ra, chúng tôi đều nhận thấy rằng năng suất rau trồng tại địa phương rất thấp. Tác động xã hội là rất lớn."

Ở Singapore, giá thịt gà - loại thịt phổ biến nhất ở nơi đây - đã tăng vọt sau khi nước láng giềng Malaysia tạm thời cấm xuất khẩu thịt gà vào ngày 1 tháng 6 để ổn định nguồn cung trong nước vốn bị gián đoạn bởi đại dịch, thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu và chiến tranh ở Ukraine - một nhà sản xuất ngô và lúa mì lớn, được sử dụng làm thức ăn cho gà.

"Lần này là gà, lần sau có thể là thứ khác. Chúng tôi phải chuẩn bị cho điều này", Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết trong các cuộc phỏng vấn truyền thông địa phương vào cuối tháng 5/2022.

"Tôi tin rằng ngành nông nghiệp sẽ sớm phải đối mặt với một thời kỳ rất khó khăn", Chung chia sẻ, thêm rằng ông đang quan tâm đến protein thay thế, nông nghiệp bền vững và công nghệ canh tác.

Và Chung không đơn độc. Các nhà đầu tư khác đã đổ hàng triệu USD vào các công ty khởi nghiệp liên quan đến thực phẩm, ngay cả khi đối mặt với lạm phát gia tăng và lãi suất cao hơn.

Cuối tháng 6/2022, Avant Meats có trụ sở tại Hồng Kông, công ty nuôi cá dũa và cá vằn (bơi bàng - một món ăn nổi tiếng ở Trung Quốc) bằng công nghệ nuôi cấy tế bào, đã huy động được 10,8 triệu USD.

Nguồn vốn được dẫn đầu bởi S2G Ventures, một công ty có trụ sở tại Chicago tập trung vào thực phẩm và nông nghiệp, được hậu thuẫn bởi tỷ phú Lukas Walton (cháu trai của người sáng lập Walmart Sam Walton) và sẽ được sử dụng để xây dựng một nhà máy thí điểm ở Singapore.

Avant Meats là một trong 16 công ty khởi nghiệp của Hồng Kông lọt vào danh sách 100 công ty đáng theo dõi năm nay .

Tại Singapore, nhà sản xuất thay thế thịt gà bằng thực vật Next Gen Foods đã huy động được 100 triệu USD vào tháng 2 để thúc đẩy các kế hoạch mở rộng toàn cầu của mình, bao gồm cả Mỹ quỹ đầu tư Bits x Bites, cầu thủ bóng đá người Anh Dele Alli, quỹ toàn cầu EDBI của Singapore và các nhà đầu tư khác./.

Nguồn tham khảo: Forbes

Theo Nhiên Nhiên

Viettimes

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020