Chuyên mục  


Được biết nam vận động viên gặp sự cố về sức khỏe kể trên là P.B.M. (sinh năm 1990, quê ở Đông Sơn, Thanh Hóa). Đến ngày 16/4, bệnh nhân tiếp tục được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai với tình trạng nặng. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Đối tượng không nên chạy bộ

PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch TP Hồ Chí Minh, cho biết khi tham gia các bộ môn thể thao đối kháng, vận đông cường độ cao như chạy bộ, người bị tăng huyết áp rất dễ đối mặt với nguy cơ đột quỵ do huyết áp tăng gây vỡ mạch máu não, nguy cơ đột tử do ngừng tim đột ngột.

4346553257458187709697308904961240936481798n-1713179572424612965494-17132724599051032125721-1713274292774-17132742936701809427505.png

Giải chạy Tay Ho Half Marathon 2024 (Ảnh: Ban tổ chức).

PGS Nam phân tích trong quá trình chạy, người bị tăng huyết áp rất khó phát hiện những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho cơ thể. Khi vận động cường độ cao, cơ thể sẽ tiết ra chất endorphin, giúp cho cơ thể cảm thấy sảng khoái, dễ chịu. Do vậy, người chạy đôi khi khó kiểm soát được bản thân, huyết áp tăng cao nên dễ đối mặt với mối đe dọa cho sức khỏe.

PGS Nam khuyến cáo người có vấn đề về tăng huyết áp không nên tham gia chạy bộ. Thay vào đó, đối tượng này chỉ nên đi bộ, bơi, tập thể dục nhẹ nhàng, khi mệt nên dừng tập.

Qua trường hợp ngừng tim của chàng thanh niên 34 tuổi, PGS Nam khuyến cáo mọi người cần cẩn trọng khi tham gia các giải chạy phong trào. Trước khi tham gia, mọi người cần khám sức khỏe cẩn thận để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Trước đó, lãnh đạo UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) cho hay cơ quan này đã có báo cáo cụ thể về công tác tổ chức giải chạy Tay Ho Half Marathon 2024 và Kids Run the Earth 2024 và trường hợp vận động viên bị ngừng tim.

  • avatar1711415778696-1711415784343918193603-0-0-337-539-crop-17114157919091828327455.png

    Sau 50 tuổi, chạy bộ tập thể dục có thực sự tốt cho tuổi thọ? Bác sĩ trả lời: Khác hoàn toàn những gì bạn nghĩ

Theo báo cáo, vào khoảng 5h55', VĐV bị ngã gục trên đường chạy cách vạch đích 100m. Kíp cấp cứu gồm có Trưởng kíp Bác sĩ Ngô Tiến Thái – Bệnh viện Bạch Mai cùng 2 bác sĩ tim mạch, 1 bác sĩ gây mê (VĐV của giải), 1 điều dưỡng A9 Bạch Mai đã tiến hành khám, đánh giá tình trạng bệnh nhân. Kết quả cho thấy bệnh nhân đã ngừng tuần hoàn, kíp cấp cứu đã tiến hành các biện pháp sơ cấp cứu như: Ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng, thở oxy, tiêm Adrenalin, thiết lập đường truyền... 6h25, bệnh nhân đã được chuyển đến Bệnh viện tim Hà Nội cơ sở 2 điều trị.

Tại đây, Khoa hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Tim đã tiến hành các biện pháp hồi sức tích cực, hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Bạch Mai và được kíp cấp cứu ngoại viện của Bệnh viện Bạch Mai đến hỗ trợ trực tiếp.

Đến 12h00 cùng ngày, bệnh nhân được đội ngũ cấp cứu ngoại viện của Bệnh viện Bạch mai hỗ trợ, cài đặt tuần hoàn ngoài cơ thể (Ecmo), chuyển tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, diễn biến nặng và hiện đang được tiếp tục theo dõi điều trị tại trung tâm hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai.

Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần có kế hoạch tập luyện và chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe trước các giải thể thao để đảm bảo an toàn, tránh những rủi ro. Đồng thời, không nên chạy theo trào lưu để đăng ký một cự ly vượt khả năng của bản thân.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020