Chuyên mục  


hep-bao-quy-dau-17319163955111765862854-0-59-375-659-crop-17319167051901221028843.jpgBé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

GĐXH - Nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…

Do vừa học vừa làm, cộng với việc cậy có sức khỏe nên Tiểu Cao (21 tuổi, ở Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc) sốt và ho trong 5 ngày liên tiếp nhưng không đi khám mà chỉ tự mua thuốc hạ sốt và giảm đau về uống.

Đến đêm ngày thứ 6, Tiểu Cao cảm thấy đau bụng bất thường sau khi ăn tối nhưng vì mệt mỏi quá nên anh ngủ thiếp đi. Trời tờ mờ sáng, cơn đau ngày một dữ dội, anh được bạn bè đưa đến viện khám.

viem-co-tim-cap-17319910670851976481377.jpg

Xem nhẹ sốt cao suốt 5 ngày, chàng trai 21 tuổi ngừng tim vì viêm cơ tim cấp. Ảnh BV cung cấp

Sau khi kiểm tra, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) lập tức chuyển Tiểu Cao vào phòng cấp cứu. Kết quả xét nghiệm cho thấy sức khỏe của anh đang nguy kịch do bị viêm cơ tim cấp do virus tấn công, đồng thời chức năng gan, thận và đông máu đều bất thường.

Tiến sĩ Wang Yan, Tưởng khoa Tim mạch cho biết: “Trong vòng chưa đầy một giờ sau khi nhập viện, tim của bệnh nhân đã ngừng đập. Đội ngũ y bác sĩ buộc phải áp dụng phương pháp cấp cứu ECMO và nhiều biện pháp hồi sức mới có thể cứu sống. Nhóm hội chẩn đa khoa cũng được thành lập tức thời và liên tục nỗ lực điều trị. 

Sau 6 ngày sau nằm phòng cấp cứu, tim bệnh nhân bắt đầu hoạt động ổn định và được chuyển sang phòng chăm sóc tích cực. Hiện tại, vẫn đang tiếp tục điều trị”.

Bệnh viêm cơ tim cấp nguy hiểm thế nào?

Bệnh viêm cơ tim cấp thường xuất hiện ở những người trẻ từ 20 - 40 tuổi. Thường gặp nhiều ở mùa mưa, khi thời tiết chuyển mùa.

Đây là căn bệnh có diễn biến nhanh đột ngột, phức tạp, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị sớm và kịp thời. Dấu hiệu ban đầu của bệnh rất khó phát hiện bởi triệu chứng lâm sàng không điển hình, giống cảm sốt thông thường như: mệt mỏi, đau nhức người, chán ăn...hơn nữa lại hay gặp ở người trẻ tuổi nên càng dễ chủ quan, coi nhẹ.

Bệnh viêm cơ tim cấp chỉ sau vài ngày đã gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, rối loạn nhịp tim, suy hô hấp, suy tim. Vì vậy, nếu bị cảm sốt và đi kèm theo những biểu hiện khác thường: tức ngực, khó thở, nhịp tim nhanh... thì người bệnh cần lập tức đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

viem-co-tim-cap7-17319912043091731856266.jpg

Ảnh minh họa

Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm cơ tim

Viêm cơ tim nhẹ thường không có triệu chứng gì đáng chú ý. Người bệnh có thể cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi và có các triệu chứng chung của cơ thể khi nhiễm virus, sau đó tự khỏi mà không hề nhận biết được mình đã bị viêm cơ tim.

Trong những trường hợp viêm nặng, người bệnh có thể gặp nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bao gồm: Tức ngực, nhịp tim nhanh bất thường, khó thở ngay cả khi đang ngồi nghỉ ngơi hoặc trong quá trình vận động, phù nề (tích nước) ở chân, sưng mắt cá chân và bàn chân, đau đầu, đau nhức cơ thể, đau khớp, sốt, đau họng và tiêu chảy...

Viêm cơ tim ở trẻ em thường là bệnh viêm cơ tim cấp tính với các triệu chứng tiến triển nhanh và rõ rệt hơn bao gồm: Sốt, ngất xỉu, khó thở, nhịp thở nhanh và nhịp tim nhanh bất thường.

Cách chăm sóc đối với người bị viêm cơ tim

Song song với việc điều trị bằng thuốc hoặc những liệu pháp được bác sĩ chỉ định thì người nhà của bệnh nhân viêm cơ tim nên có một số lưu ý trong cách chăm sóc người bệnh như:

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên nhiều rau củ, trái cây cho người bệnh.

- Uống đủ nước mỗi ngày, tốt nhất là nên uống nước ấm để giữ nước.

- Sử dụng thêm gối khi nằm ngủ sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

- Chọn quần áo nhẹ, thoải mái.

- Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát, giúp người bệnh hạn chế tối đa với việc tiếp xúc các hóa chất độc hại.

viem-co-tim-cap6-1731991260295137905709.jpg

Ảnh minh họa

Cách phòng ngừa chứng viêm cơ tim

Theo các chuyên gia y tế, hiện nay chưa có phương pháp phòng ngừa đặc hiệu cho bệnh viêm cơ tim. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh:

- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Tránh tiếp xúc với người bị bệnh, nhất là người đang bị cúm hoặc nhiễm virus cho đến khi người đó bình phục. 

- Hạn chế tối đa những chất kích thích có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn như rượu, bia, thuốc lá,…

- Phòng tránh những hành vi có nguy cơ cao gây nhiễm trùng cơ tim liên quan đến HIV như quan hệ tình dục an toàn, tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm,…

- Tiêm các vaccine phòng bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Khi có những triệu chứng bất thường của bệnh viêm cơ tim như khó thở, tim đập nhanh, đau cơ,… nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị sớm.

huyet-ap-cao-1713759346235106613442-0-0-447-715-crop-1713759483337802155613.jpgNắng nóng, người bệnh cao huyết áp nhất định phải biết điều này để phòng bệnh tim mạch, đột quỵ

GĐXH - Người bị cao huyết áp, trong những ngày nắng nóng huyết áp thường không ổn định. Người đang dùng thuốc điều trị huyết áp không nên hoạt động nhiều ngoài trời để phòng giãn mạch quá mức gây nên tình trạng tụt huyết áp.

edit-46574805911293681891967985104113485459043646n-17307951106311912669000-420-0-1273-1365-crop-1730795128364577279078.jpegNgười đàn ông 42 tuổi nhồi máu cơ tim cấp từ thói quen nhiều đàn ông Việt mắc phải

GĐXH – Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá trong nhiều năm. Gần đây, bệnh nhân đau ngực dữ dội nên được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

nhoi-mau-nao-gap-1730690028399796861627-135-0-559-679-crop-17306902160881060829249.jpgNgười phụ nữ ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử mắc 4 bệnh lý này

GĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán mắc nhồi máu cơ tim không ST chênh lên kèm theo nhiều bệnh lý nền bao gồm: Tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường type 2, và trào ngược dạ dày thực quản.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020