He Ming là một người đàn ông nổi tiếng trong những bệnh nhân ung thư ở Trung Quốc. Cuối năm 2016, ông bị chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, khi đó ông mới 53 tuổi. Bác sĩ thông báo ông chỉ có sống được khoảng 3 tháng nữa.
Không bỏ cuộc, ông chọn phương án điều trị ích cực. Sau 9 tháng, hóa trị 33 đợt, ông vẫn kiên cường chiến đấu với bệnh tật.
Mỗi khi thấy sức khỏe khá hơn, có thể ngồi dậy, ông đi bộ, chạy bộ, thậm chí là chơi môn thể thao leo núi. Một ngày nọ, ông tình cờ thấy một tờ giấy thông báo về một cuộc thi marathon được tổ chức trong thành phố. He Ming và đăng ký tham gia chạy trong 137 phút. Điều này giúp ông trở nên vui vẻ, lạc quan hơn.
Tính tới năm 2017, trong thời gian điều trị tích cực, ông đặt mục tiêu chạy 100 giải marathon. Vào tháng 1/2020, He Ming, ông đã hoàn thành cuộc đua marathon thứ 61 tại Hạ Môn, đây cũng là cuộc đua cuối cùng ông tham gia. Thế nhưng, câu chuyện của ông đã truyền cảm hứng cho nhiều bệnh nhân khác đang chiến đấu với ung thư.
Số ca mắc ung thư trên thế giới tăng cao và ngày càng trẻ hóa
Trong những năm gần đây, số người mắc ung thư tăng cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca mắc ung thư trên toàn thế giới có thể tăng 60% trong 20 năm tới.
Theo báo cáo mới nahát của Báo cáo Ung thư toàn cầu năm 2020 do Tổ chức Y tế Thế giới/Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (WHO/IARC) công bố, sự xuất hiện của bệnh ung thư chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm hút thuốc lá, nhiễm bệnh, rượu bia, bức xạ cực tím, bức xạ ion hóa, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, ô nhiễm môi trường,…
(Ảnh minh họa)
Trong số đó, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây ung thư hàng đầu nhưng có thể phòng ngừa được. Theo số liệu báo cáo cho thấy, thuốc lá gây ra 2,4 triệu ca tử vong do ung thư mỗi năm. Ngoài ra, khoảng 1/8 trong số 18,1 triệu ca ung thư mới trên toàn thế giới là do nhiễm trùng. Chủ yếu do virus viêm gian B (HBV), virus viêm gan C (HCV), suy giảm miễn dịch ở người loại 1 (HIV-1),…
Không thể bỏ qua tỷ lệ tử vong do ung thư mà tác nhân là rượu. Số liệu cho thấy từ năm 2010 – 2016, mặc dù số ca mắc ung thư do rượu gây ra giảm 6% nhưng số ca tử vong do lại tăng từ 8,1 triệu lên 9 triệu. Có thể thấy tình hình vẫn cần được quan tâm.
Ngoài ra, một nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho biết, tỷ lệ mắc ung thư ở những người dưới 50 tuổi có xu hướng tăng lên trong 10 năm qua, với mức tăng trung bình hàng năm là 0,28%. Và tỷ lệ mắc ung thư ở những người từ 30 – 39 tuổi tăng lên nhanh nhất.
Ung thư thường là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố, bao gồm gen di truyền, ảnh hưởng lối sống, môi trường,… Các biện pháp như phòng ngừa sớm, chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục, khám sức khỏe thường xuyên đều là những bước quan trọng để giảm nguy cơ ung thư.
Tập thể dục có thực sự chống lại ung thư?
Kinh nghiệm của ông He Ming đã truyền cảm hứng cho nhiều bệnh nhân ung thư. Trên thực tế, vai trò tích cực của việc tập thể dục trong ngăn ngừa và phòng chống ung thư đã được nhiều nghiên cứu chứng minh.
1. Tập thể dục lâu dài có thể tạo "môi trường ức chế" ung thư
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Medicine & Science In Sports & Fitness. Các nhà nghiên cứu đã chọn 10 người đàn ông mắc ung thư tuyến tiền liệt (tuổi trung bình là 73 tuổi) và yêu cầu họ tập thể dục đều đặn trong 12 tuần. Mỗi bệnh nhân thực hiện 300 phút tập luyện/tuần, bao gồm rèn luyện sức đề kháng cho nhóm cơ chính ở phần trên và phần dưới cơ thể. Bài tập sẽ kéo dài khoảng 1 giờ.
Kết quả cho thấy, myokine – một loại protein do cơ xương giải phóng ra, giúp liên lạc với các cơ quan và ngăn ngừa bệnh mãn tính sau khi tập thể dục có khả năng ngăn chặn sự phát triển của khối u. Mặc dù nghiên cứu không trực tiếp thiết lập mối liên hệ giữa myokine và sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt nhưng huyết thanh sau can thiệp của bệnh nhân ở trạng thái nghỉ ngơi đã làm giảm đáng kể sự phát triển của tế bào ung thư.
Tập thể dục lâu dài có thể tạo "môi trường ức chế" ung thư. (Ảnh minh họa)
2. Tập thể dục 30 phút/ngày để giải phóng nhiều phân tử chống ung thư
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế cho thấy interleukin-6 (IL-6) – một cytonkin tiền viêm kích hoạt đáp ứng viêm để bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn, kí sinh trùng, virus trong máu tăng đáng kể sau khi những người tham gia đạp xe 30 phút/tuần. IL-6 là một phân tử có tác dụng chống lại ung thư, giúp thúc đẩy quá trình sửa DNA và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư
3. Tiếp tục tập thể dục, tỷ lệ mắc 13 loại ung thư sẽ giảm đáng kể
Năm 2016, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nội khoa của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã phân tích toàn diện mối quan hệ giữa tập thể dục và nguy cơ mắc 26 loại ung thư khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc ít nhất 13 loại ung thư đã giảm đáng kể ở những người kiên trì tập thể dục trong thời gian dài.
Những người tập thể dục nhiều nhất giảm trung bình 7% nguy cơ ung thư so với những người tập thể dục ít hơn. Trong số những người hoạt động thể chất, trung bình người hơn 1 giờ đi bộ nhanh mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản thấp hơn 42%, ung thư gan thấp hơn 27% và ung thư thận thấp hơn 23%. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư nội mạc tử cung, bệnh bạch cầu tủy, u tủy, ung thư ruột kết, ung thư trực tràng, ung thư túi mật và ung thư vú cũng giảm đáng kể.
Để phòng ngừa ung thư, cần tuân thủ lâu dài 3 điều khi tập luyện
Tập thể dục có thể chống ung thư nhưng không phải ai cũng biết cách tập luyện khoa học.
1. Thời điểm tập luyện tốt nhất là 8-10 giờ sáng
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Ung thư Quốc tế năm 2020 đã phân tích và so sánh dữ liệu tập thể dục của những người tham gia và nhận thấy rằng tập thể dục từ 8 – 10 giờ sáng có thể giảm 26% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và 27% ung thư vú. Và nếu thiếu vận động sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú lên 1,34 lần.
Các nhà nghiên cứu cho biết, melatonin được cho là có tác dụng chống ung thư nhưng tập thể dục vào buổi trưa hay buổi chiều có thể ảnh hưởng đến nhịp melatonin, làm trì hoãn sự khởi phát và đạt đỉnh điểm của nó. Vì vậy, tác dụng chống ung thư của việc tập thể dục vào buổi sáng sẽ rõ rệt hơn so với buổi trưa và buổi chiều.
2. Những bài tập chống ung thư
- Đi bộ
Một nghiên cứu mới của Đại học Pittsburgh (Mỹ) cho thấy tốc độ đi bộ có thể dự đoán tuổi thọ. Cứ tăng tốc đi bộ 0,1m/giây ở người già, nguy cơ tử vong có thể giảm 12%.
Người phụ trách chính cuộc nghiên cứu, Tiến sĩ Stephanie Studensky cho biết: "Đi bộ có thể được coi như một loại thuốc đặc trị để điều trị bệnh ung thư". Đi bộ mỗi ngày trong khoảng 20 phút có tác dụng tốt đối với bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và các phương pháp điều trị ung thư ruột đều có những lợi ích rõ ràng và thậm chí có thể làm giảm tới 50% nguy cơ tử vong.
"Đi bộ có thể được coi như một loại thuốc đặc trị để điều trị bệnh ung thư". (Ảnh minh họa)
- Bơi lội
Tang Zhayou, một học giả của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc và là chuyên gia phẫu thuật ung thư nổi tiếng cho biết, bơi lội có thể được coi là một liều thuốc chống ung thư. Ông giải thích rằng, bơi lôi vừa phải có thể làm tăng tiết dopamine và dopamine có thể ức chế sự phát triển của khối u. Nhưng cần lưu ý rằng học giả Tang cũng chỉ ra rằng bơi lội quá nhiều sẽ làm giảm sự tiết ra dopamine nên cần tuân thủ nguyên tắc điều độ.
- Chuyển động xoay
Một nghiên cứu trên 1,2 triệu người được công bố trên The Lancet cho thấy các loại bài tập khác nhau mang lại lợi ích khác nhau cho sức khỏe thể chất và tinh thần, bao gồm các môn thể thao dùng vợt như cầu lông, tennis, thể dục nhịp điệu,…
Bài tập lắc lư không chỉ cải thiện sức mạnh và sức bền cơ bắp mà còn tăng cường khả năng phối hợp tay, mắt, tốc độ phản ứng và nhận thức về không gian. Từ đó tác động tích cực đến việc ngăn ngừa ung thư.
Về thời lượng bài tập, nghiên cứu cho thấy thời lượng tối ưu của mỗi bài tập từ 45 – 60 phút. Nếu dưới 45 phút có thể làm giảm tác dụng, còn hơn 60 phút có thể gây ra tác dụng phụ.
Tóm lại, tập thể dục không chỉ chống lại bệnh ung thư mà còn là chìa khóa để duy trì sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất đòi hỏi sự kiên trì. Hãy chọn môn thể thao phù hợp với bạn, lập kế hoạch tập luyện phù hợp để sớm đạt kết quả tốt nhất.