Chuyên mục  


tai-xe-dot-quy-crop-1693788824381335819425.png

Hành khách gọi xe cấp cứu khi thấy tài xế N.T.B. bị đột quỵ khi đang lái xe chở khách từ TP.HCM đến thị xã La Gi’ (Bình Thuận) vào sáng 2-9 - Ảnh cắt từ đoạn video camera hành trình trên xe Vinh Hoa ghi lại

Tuy nhiên thực tế không phải ai cũng nhận biết được các dấu hiệu của người bị đột quỵ, rồi luống cuống không biết xử trí như thế nào trong lúc chờ xe cấp cứu.

Đột ngột tử vong khi đang lái xe vì... đột quỵ

Số người bị đột quỵ ngày càng tăng cao, với độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Bất kể ai làm ngành nghề nào cũng có thể bị đột quỵ.

Thời gian gần đây đã ghi nhận nhiều trường hợp tài xế lái xe đường dài bị đột quỵ và không qua khỏi.

Mới nhất, camera hành trình của nhà xe Vinh Hoa ghi lại cảnh tài xế N.T.B. đang lái xe chở khách từ TP.HCM đến thị xã La Gi (tỉnh Bình Thuận) thì bị đột quỵ vào sáng 2-9. Dù vậy anh vẫn cố gắng dừng xe an toàn, không gây tai nạn cho những người khác.

Khi xảy ra sự việc, hành khách trên xe không biết cách sơ cứu nên đã gọi cấp cứu, sau đó đưa tài xế vào một bệnh viện tại quận 5. Tối 3-9, cơ quan chức năng thị xã La Gi xác nhận tài xế đã qua đời và được đưa về thị xã La Gi an táng.

Trước đó, khi xe khách Phương Trang đi từ TP.HCM về Sóc Trăng vào ngày 7-8 thì tài xế cũng bị đột quỵ. Tuy nhiên người này vẫn cố gắng đánh lái, đưa xe tấp vào lề đường, giữ an toàn cho hành khách. Sau đó anh được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Trên bản đồ đột quỵ thế giới, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tỉ lệ người bị đột quỵ cao nhất với hơn 218 ca/100.000 dân, tuy nhiên số nơi điều trị còn quá ít.

Không những thế, người dân còn chưa chú trọng việc phòng ngừa, điều trị phòng ngừa, xử trí đúng khi gặp người bị đột quỵ....

base64-1693790179878586661772.png

Số người đột quỵ tại nước ta ngày càng tăng cao và trẻ hóa, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân đột quỵ - Ảnh: XUÂN MAI

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 4-9, PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng - chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM, kiêm trưởng khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) - nhận định qua clip có thể thấy rõ bệnh nhân đã đột ngột gục xuống, xuất hiện cơn co cứng co giật 1/2 người trái, xoay mắt đầu sang phải. Cơn kéo dài khoảng một phút.

Để chẩn đoán nguyên nhân tử vong khi chỉ dựa trên một đoạn clip là rất khó. Tuy nhiên cơn co giật cục bộ 1/2 người trái là điểm mấu chốt, chứng tỏ bệnh nhân đã bị tổn thương nghiêm trọng bán cầu não bên phải.

Khi gây tử vong nhanh sau đó, nhiều khả năng có thể do xuất huyết não lượng lớn, gây thoát vị não. Với đột quỵ thiếu máu não, dù tắc động mạch lớn, để gây tử vong sẽ cần nhiều thời gian hơn.

Ngoài ra, tỉ lệ gây ra cơn co giật của xuất huyết não cũng cao hơn đột quỵ thiếu máu não. Nếu đúng là xuất huyết não, 90% nguyên nhân là do cao huyết áp.

PGS Thắng cho biết thêm, dù đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng đột quỵ xảy ra với các tài xế chuyên nghiệp là điều cần quan tâm vì có thể ảnh hưởng đến sinh mạng của nhiều người (cùng trên xe, và đang giao thông trên đường).

Một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản cho thấy tỉ lệ đột quỵ xảy ra ngay khi lái xe là 4%. Trong đó 16% số trường hợp đã gây ra tai nạn giao thông sau đó.

Qua trường hợp này, PGS Thắng cho rằng cần thiết phải có chế độ kiểm tra định kỳ các bệnh lý nền (như cao huyết áp, tiểu đường, tiền sử co giật …) cho những tài xế chuyên nghiệp ngoài việc kiểm tra thị lực, thính lực.

Một số quốc gia có thể tạm ngưng giấy phép nếu thấy tài xế có vấn đề về sức khỏe cho đến khi mọi chuyện được kiểm soát ổn định.

Ví dụ, sẽ không an toàn khi một tài xế thường xuyên bị chóng mặt, hoặc có mức huyết áp cao hoặc rất cao trong mỗi lần đi khám, nhất là khi tài xế phải thường xuyên lái xe ban đêm. Điều này hết sức quan trọng vì có thể liên quan tính mạng của rất nhiều người.

dau-hieu-nhan-biet-dot-quy-1693797604935787562209.jpg

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân đột quỵ - Ảnh: Hội Đột quỵ TP.HCM cung cấp

Phát hiện người đột quỵ: Gọi xe cấp cứu, không làm gì cả

Về việc sơ cứu người đột quỵ trong thời gian chờ xe cấp cứu, PGS Thắng nêu có nhiều lưu ý để góp phần hạn chế người bệnh tàn phế, giảm tỉ lệ tử vong.

Tuy nhiên thực tế hiện nay vẫn còn nhiều người tin vào các phương pháp phản khoa học như dùng dao lam cắt sâu các đầu ngón tay, cạo gió..., làm trì hoãn thời gian vàng của bệnh nhân.

PGS Thắng khuyến cáo, khi chúng ta phát hiện các bệnh nhân đột quỵ, việc quan trọng nhất nên làm là nhanh chóng gọi xe cấp cứu, đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt mà không phải làm gì cả, ngoại trừ đo huyết áp cho bệnh nhân.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020