Chuyên mục  


base64-1714812592028318599493.jpeg

Trẻ tự kỷ đang là vấn đề cần phải được quan tâm nhiều hơn trong xã hội để có những biện pháp phát hiện, chữa trị kịp thời - Ảnh: NGỌC NHI

Chia sẻ tại hội thảo, BS.CKII Thái Thị Thanh Thủy - nguyên trưởng khoa tâm lý trẻ em, Bệnh viện Nhi đồng 2 - cung cấp những phương pháp mới nhất để hiểu và ứng dụng hiệu quả vào việc hỗ trợ trẻ tự kỷ.

Theo nghiên cứu, đa số các trường hợp trẻ tự kỷ đều có nguyên nhân xuất phát từ não bộ như sự "khác biệt" ở các vùng não, sự thiếu liên kết giữa các vùng bán cầu não trái và phải.

Có nhiều phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ như y sinh, tâm lý, giáo dục đặc biệt, âm ngữ trị liệu, y học cổ truyền, tế bào gốc.

Về liệu pháp tế bào gốc - đây là một hướng đi mới, có hiệu quả cao trong can thiệp cho trẻ tự kỷ, tác động đúng trọng tâm vào những vùng não cần được can thiệp.

Tế bào gốc phục hồi hiệu quả các cơ quan, mô bị tổn thương bằng cách kích thích hệ thống sửa chữa bẩm sinh của tế bào bị hư hỏng; kích hoạt chức năng tăng trưởng của tế bào không hoạt động và thay thế các tế bào đã bị thoái hóa, hư hỏng.

Đặc biệt, hội thảo còn có sự hiện diện của GS.TS Mike Chan - chủ tịch European Wellness Group - chia sẻ về những phương pháp can thiệp đối với trẻ mắc chứng tự kỷ thông qua các thành tựu của y sinh học tái tạo, phương pháp tế bào gốc.

GS Mike Chan nhấn mạnh liệu pháp tế bào gốc là một thủ tục điều trị xâm lấn tế bào gốc sống có nguồn gốc từ con người hoặc động vật, sau đó cấy vào người nhận.

Các loại tế bào gốc được chỉ định cho hội chứng tự kỷ như thùy trán, thùy thái dương, đồi thị, nhân nền, vùng dưới đồi, vỏ não...

Liệu pháp này sẽ sử dụng các loại tế bào gốc được biệt hóa chuyên biệt dành riêng cho từng vùng não. Cải thiện trọng tâm từng chức năng theo đúng tình trạng của trẻ.

Phương pháp này không chỉ cải thiện ở trẻ mắc bệnh rối loạn phổ tự kỷ mà còn đối với người lớn có các triệu chứng thần kinh tương tự.

Phát hiện và can thiệp sớm đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ

Chia sẻ tại hội thảo, Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Đinh Thạc - trưởng khoa tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 - đã mang đến bức tranh tổng quát về thực trạng và tính cấp bách của hội chứng rối loạn phổ tự kỷ tại Việt Nam.

Bác sĩ Đinh Thạc cho biết tại Việt Nam chưa có số liệu nghiên cứu chính thức về trẻ tự kỷ, riêng tại khoa tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1, thống kê báo cáo hằng năm 2021 - 2022 tỉ lệ trẻ rối loạn phổ tự kỷ dao động 1,5 - 2%.

Ông chia sẻ thêm các dấu hiệu, triệu chứng nhằm phát hiện sớm trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ. Đồng thời, ông còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện và can thiệp sớm đối với trẻ tự kỷ. Hai giai đoạn vàng trong chẩn đoán và điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ là giai đoạn trước 2 tuổi và trước 5 tuổi. Can thiệp sớm mang lại cơ hội tốt nhất để hỗ trợ cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020