Chuyên mục  


Đột quỵ sau bữa ăn tối

Bác sĩ Trần Duệ Sinh, trưởng khoa Phẫu thuật Thần Kinh, bệnh viện Nghĩa Đại, Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, mùa đông là mùa dễ xảy ra đột quỵ. Trong tháng này, bác sĩ đã tiếp nhận điều trị cho 5 bệnh nhân bị đột quỵ xuất huyết não hoặc đột quỵ nhồi máu não.

Trường hợp mới nhất mà bác sĩ tiếp nhận điều trị là một bệnh nhân nam 40 tuổi. Bệnh nhân được đồng nghiệp đưa đến viện vào buổi tối, trong tình trạng hôn mê.

Đồng nghiệp của bệnh nhân cho biết họ đang đi ăn tối với nhau, có sử dụng rượu bia. Khi chuẩn bị ra về, bệnh nhân có kêu nóng nên không mặc áo khoác và đi thẳng ra ngoài trời lạnh. Sau khi ra khỏi quán, bệnh nhân đột nhiên loạng choạng, nói không rõ chữ, có biểu hiện méo miệng và ngất xỉu.

Xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân mắc đồng thời các bệnh lý nền như tăng huyết áp, mỡ máu và tăng đường huyết. Kết quả chụp CT cho thấy bệnh nhân bị đột quỵ xuất huyết não, vị trí xuất huyết ở khu vực gần thân não. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật ngay lập tức.

stroke-blog-17351128928571712315144-1735122639678-17351226401051584470179.jpg

Người đàn ông được chẩn đoán đột quỵ. (Ảnh minh họa, nguồn: Men's health)

3 'thủ phạm' dẫn tới đột quỵ

Theo bác sĩ Trần Duệ Sinh, bệnh nhân được chẩn đoán mắc tăng huyết áp, mỡ máu cao. Tuy nhiên, theo gia đình, trước đó chính bản thân bệnh nhân cũng không hề phát hiện ra bệnh để điều trị. Bác sĩ Trần Duệ Sinh nói: “Tình trạng tăng huyết áp và mỡ máu cao kéo dài, không được điều trị đã khiến mạch máu của bệnh nhân bị tổn thương và gây ra đột quỵ”.

Ngoài ra, theo bác sĩ, còn có 2 'thủ phạm' khác có thể đã dẫn tới đột quỵ ở bệnh nhân này. Thứ nhất, trước khi đột quỵ, bệnh nhân có sử dụng rượu bia, khiến huyết áp tăng cao. Thứ hai, khi ra ngoài trời lạnh, bệnh nhân lại không mặc quần áo ấm, điều này khiến cơ thể phải tiếp xúc với nhiệt độ lạnh đột ngột. Sự chênh lệch nhiệt độ có thể khiến mạch máu co lại, khiến huyết áp dao động, từ đó làm ảnh hưởng tới lượng máu lên não hoặc đến tim và dẫn tới các cơn đột quỵ cấp.

staying-warm-heater-1735114914124688684355-1735122641610-17351226417641679352332.jpeg

Chuyên gia cho biết mùa đông là mùa dễ xảy ra đột quỵ. (Ảnh: Portugalist)

Phòng ngừa đột quỵ trong mùa đông

Thông qua trường hợp của bệnh nhân trên, bác sĩ Trần Duệ Sinh khuyến cáo, để hạn chế nguy cơ đột quỵ trong mùa đông, mọi người nên lưu ý một số điều dưới đây:

- Giữ ấm cơ thể: Vào mùa đông, mọi người nên mặc nhiều lớp quần áo, giữ ấm cho phần đầu, cổ và tai để ổn định nhiệt độ cơ thể, tránh để cơ thể nhiễm lạnh vì điều này có thể gây ảnh hưởng tới huyết áp.

- Kiểm soát các bệnh lý nền: Đối với những người mắc bệnh lý nền, chẳng hạn như huyết áp cao, nhịp tim không đều, tiểu đường, mỡ máu,.... mọi người nên đo huyết áp thường xuyên, đi khám định kỳ và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tốt các bệnh lý, giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ.

- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp chúng ta tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm cả đột quỵ. Tuy nhiên, vào mùa đông, mọi người cần lưu ý không tập thể dục vào sáng sớm hoặc tối muộn khi nhiệt độ giảm sâu.

- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Mọi người cần hạn chế tiêu thụ muối, đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn và tăng cường ăn các loại trái cây, rau củ để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp hạn chế nguy cơ tăng huyết áp, mỡ máu.

- Hạn sử dụng thụ rượu, bia: Uống rượu, bia quá nhiều có thể sẽ kích thích các mạch máu, ảnh hưởng đến khả năng co giãn của mạch máu. Do đó, mọi người nên hạn chế tiêu thụ rượu, bia để bảo vệ sức khỏe tim mạch, phòng ngừa đột quỵ.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020