Chuyên mục  


cai-thao-17353198353961281563354-738-0-2018-2048-crop-1735319936989471103533.jpgThêm cách chế biến từ loại rau cải thảo tốt cho não bộ, xương khớp vô cùng bắt mắt, ăn là nghiền

GĐXH – Thay vì chỉ đem cải thảo luộc hay nấu canh thịt, với cách chế biến này sẽ vô cùng hấp dẫn, ăn là nghiền mà bạn nên thử trong những ngày lạnh này.

Người bị đau xương khớp ăn lát lốt có tốt không?

Thay vì sử dụng thuốc tây để giảm đau thì việc tận dụng những cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp trong mùa lạnh đang được nhiều người lựa chọn, trong đó phải kể đến cây lá lốt.

la-lot-tot-cho-xuong-khop-173600400807936326385.jpg

Ảnh minh họa

Lá lốt là loại rau gia vị quen thuộc của người Việt. Tất cả các bộ phận của cây lá lốt bao gồm lá, thân, rễ đều là những dược liệu quý.

Trong dân gian, dùng lá lốt chữa bệnh đau xương khớp là kinh nghiệm chữa bệnh được nhiều người áp dụng thành công. Nguyên nhân bởi khi thời tiết trở lạnh sẽ khiến các gân cơ dễ bị co rút, dịch khớp bị đông quánh lại, khớp trở nên khô cứng, bị đau mỏi, khó cử động. Chưa kể đầu mút dây thần kinh ở khớp trở nên nhạy cảm, người mắc bệnh sẽ cảm nhận đau rõ ràng hơn. Lưu thông máu kém, không duy trì đều đặn gây đau nhức xương khớp hoành hành vào mùa đông. Lúc này, những giải pháp ngăn chặn, phòng tránh tự nhiên như dùng lá lốt được nhiều người tìm đến.

Theo nghiên cứu hiện đại, trong 100g lá lốt sẽ có chứa 39 calo, 86,5g nước, 4,3g protein, 2,5g chất xơ, 260mg canxi, 980mg photpho, 4.1mg sắt và 34mg vitamin C. Phần rễ của lá lốt có chứa benzyl axetat và phần lá, thân có chứa còn alkaloid và beta-caryophylen.

Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Do đó việc sử dụng lá lốt để ứng phó với chứng tê thấp, đau nhức xương khớp được coi là phương án cực hữu hiệu.

3 bài thuốc chữa bệnh đau xương khớp từ lá lốt

Lá lốt có mùi thơm đặc trưng, có thể dùng làm gia vị, nấu canh hoặc làm các món ăn như cuốn chả... Ngoài ra, bạn có thể dùng lá lốt để làm thuốc trong các trường hợp sau:

la-lot-tot-cho-xuong-khop5-173600408312414565218.jpg

Ảnh minh họa

Chữa đau nhức xương, khớp khi trời lạnh

Lấy 15g lá lốt đã phơi khô (khoảng 20-30g lá tươi), sắc 2 chén nước còn ½ chén, uống trong ngày. Nên uống khi thuốc còn ấm, sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày.

Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước (mỗi vị 30g), tất cả đều dùng tươi, thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân

Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày.

Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 chén nước còn 1chén. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.

Chữa đầu gối sưng đau

Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.

Ai không nên ăn lá lốt

- Phụ nữ đang cho con bú không nên dùng lá lốt quá nhiều để tránh làm mất sữa hay loãng sữa.

- Người bị nóng gan, đau dạ dày, nhiệt miệng cũng không nên dùng lá lốt để tránh khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

- Bạn chỉ nên sử dụng lá lốt với lượng khoảng 50 - 100g mỗi ngày để đạt hiệu quả. Nếu ăn nhiều hơn có khả năng bị nóng trong người với các biểu hiện như táo bón, lưỡi khô, liên tục khát nước...

avatar1729736989188-17297369892761710858791.jpgCó 1 loại rau không chứa thuốc trừ sâu làm 3 món siêu ngon, ăn vừa giúp kháng khuẩn lại tốt cho hệ xương khớp

Loại rau này vừa là dược liệu dân gian quý giá tốt cho hệ xương khớp lại có thể làm rau chế biến được rất nhiều món ăn ngon.

benh-viem-loet-thuc-quan5-17358055722122029627161-0-0-313-500-crop-1735805628133608704753.jpgNgười phụ nữ 30 tuổi bị loét hoàn toàn thực quản vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải khi uống thuốc

GĐXH - Nguyên nhân khiến cô gái bị viêm loét hoàn toàn thực quản là do thuốc dính vào niêm mạc thực quản, gây viêm và loét thực quản.

nguoi-benh-tieu-duong-an-rau-cai-cuc-lam-salab-1735791502651693047383.jpgLoại rau mùa đông bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để hạ đường huyết, ngủ ngon hơn

GĐXH - Vào mùa đông, người bệnh tiểu đường được khuyến khích nên ăn rau cải cúc vì đây là loại rau chứa lượng carb thấp, có khả năng làm giảm đường huyết và giảm nguy cơ tiến triển bệnh ở người bị tiểu đường.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020