GĐXH - Mật ong và quế khi được kết hợp cùng nhau sẽ là một phương thuốc có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Cà tím là món ăn phổ biến trên mâm cơm của người Nhật. Trên khắp Nhật Bản có đến hơn 300 loại cà tím khác nhau. Ngoài thu hoạch đúng vụ từ tháng 7 đến tháng 11, người ta còn tạo nhiều giống cà tím trồng trong nhà kính vào mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 6. Như vậy cà tím gần như có quan năm ở Nhật Bản.
Một số loại cà tím phổ biến ở Nhật Bản
Đây là lý do người Nhật thường xuyên ăn cà tím
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cà tím chứa nhiều chất chống oxy hóa nên tác động đến các mạch máu nuôi dưỡng tim giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh về tim. Ăn cà tím thường xuyên giúp ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu, nhờ vào hàm lượng vitamin K cao có trong cà. Cà tím đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống tim mạch và máu.
Các nghiên cứu tiến hành tại Pháp trong 10 năm qua đã cho thấy cà tím làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, nhưng lưu ý, tác dụng này chỉ đạt được nếu nấu cà tím ở nhiệt độ không quá 200 độ C. Ngoài tác dụng đối với các cholesterol xấu trong cơ thể, cà tím còn bảo vệ trái tim của chúng ta theo những cách khác. Vỏ và thịt của cà tím chứa đầy các flavonoid quan trọng có thể giúp ổn định huyết áp và giảm căng thẳng.
Trong nhiều thế kỷ, nhiều nền văn hóa đã sử dụng cà tím để kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường, và các nghiên cứu gần đây đều khẳng định vai trò này của cà tím. Điều này là do hàm lượng chất xơ cao và lượng carbohydrate hòa tan thấp trong cà.
Cà tím chứa rất ít calo, không chứa chất béo, và lượng chất xơ cao giúp tạo ra cảm giác no. Nếu chế biến nó thành những món ăn hấp dẫn, cà tím sẽ là người bạn tốt cho đường ruột và những ai đang muốn ăn kiêng.
Ảnh minh họa
Cà tím nên ăn bao nhiêu là đủ?
Mặc dù cà tím là loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể tuy nhiên chỉ nên sử dụng với lượng vừa đủ được khuyến cáo để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bởi vì trong cà tím có chứa hoạt chất solanine và nicotine có nguy cơ gây ngộ độc nếu sử dụng quá nhiều.
Chính vì thế khẩu phần ăn chỉ nên có tối đa 200g cà tím trong 1 ngày và không dùng quá 3 lần trong tuần. Đối với trẻ em nên dùng khoảng 50 - 100g/ngày để giúp bé thích ứng và làm quen với thực phẩm này.
3 nhóm người nên hạn chế ăn cà tím
- Người có tiền sử dị ứng nên hạn chế sử dụng cà tím hoặc nếu có sử dụng nên dùng lượng ít và theo dõi triệu chứng dị ứng để có thể xử lý kịp thời.
- Các bệnh nhân mắc vấn đề về thận hạn chế dùng cà tím để tránh tình trạng hình thành sỏi do lượng oxalate trong quả này.
- Với những người bị hen suyễn không nên ăn cà tím bởi hoạt chất histamin trong cà tím có nguy cơ làm tăng mẫn cảm đối với người mắc bệnh hen suyễn. Nếu ăn nhiều cà tím có thể gây tái phát triệu chứng bệnh.
Cà tím nướng mỡ hành kiểu Nhật. Ảnh minh họa
Cách chọn cà tím ngon
- Chọn những quả có lớp vỏ sáng bóng, mịn màng và đều màu, không bị nhăn cũng như xuất hiện các vết thâm, sạm.
- Các quả cà có phần núm cà còn tươi, dính chặt với thân quả, sẽ cho vị tươi ngon hơn và chứng tỏ cà tím còn non.
- Cà tím tươi ngon khi cầm trên tay sẽ cảm thấy chắc tay, không bị nhũn.
- Với những quả cà tím đã quá già, bạn sẽ thấy thân nó hơi cứng đồng thời lớp vỏ bên ngoài có màu tím hồng hoặc tím nhạt, thì không nên chọn.
GĐXH - Trà hoa cúc mật ong có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ bạn tránh ảnh hưởng các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
GĐXH - Quả lê có thể chế biến thành nhiều món ngon độc đáo như lê nướng, lê làm salad, lê bỏ lò, lê kẹp bánh mì... Nhưng ít người biết đến công dụng tuyệt vời của nó với sức khỏe.
GĐXH - Lá lốt thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp, sưng đau đầu gối khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng...