Chuyên mục  


Ngược lại, có một loại cá làm tăng nguy cơ ung thư ở người nếu tiêu thụ quá nhiều. Đó chính là cá ướp muối. Đây là loại cá tươi, được ướp với nhiều muối, sau đó có thể được phơi/sấy khô, mục đích để bảo quản cá được lâu hơn.

Dược sĩ Hussain Abdeh, Giám đốc của hiệu thuốc trực tuyến Medicine Direct, cho biết bạn nên hạn chế tiêu thụ cá ướp muối. Ông cảnh báo: "Cá ướp muối có thể dẫn tới ung thư. Bạn nên hạn chế tiêu thụ thường xuyên loại cá này".

Theo dược sĩ Abdeh, cá ướp muối được phân loại là thực phẩm gây ung thư thuộc cấp độ 1. "Ướp muối cá tươi là một cách bảo quản thực phẩm truyền thống của nhiều khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, cách bảo quản này cũng có thể tạo ra một số chất gây ung thư ở người", dược Sĩ Abdeh cho hay.

Ông cũng cho biết thêm, các loại thực phẩm khác được chế biến theo cách ướp muối, hun khói hoặc ngâm chua để bảo quản đều có nguy cơ gây ung thư.

Các sản phẩm này có nồng độ muối cao và chứa nhiều nitrite. Khi vào trong cơ thể, nitrite sẽ tạo thành nitrosamine. Đây là chất có thể phá hủy DNA, có liên quan tới ung thư dạ dày và ung thư đại tràng.

Những ‘thủ phạm’ gây ung thư khác có thể gặp trong bữa ăn

190621-cold-cuts-lunch-meat-se-1252pa2d27b637c085d30b796e142860cba62fit-2000w-1689404912182407781142-1689408022754-1689408024393281583777.jpg

Các loại thịt chế biến sẵn có thể gây ung thư nếu tiêu thụ quá nhiều (Ảnh: NBC News)

Ăn nhiều thịt chế biến sẵn và thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương Quốc Anh cho biết: "Chúng tôi biết chắc chắn rằng thịt chế biến sẵn là nguyên nhân gây ung thư, nhưng thịt đỏ có thể gây ung thư hay không thì vẫn chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng".

"Thịt đỏ được coi là nguyên nhân có thể gây ung thư. Điều này có nghĩa là có rất nhiều bằng chứng xác thực về mối liên hệ này. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cần có thêm các nghiên cứu khác nữa mới có thể khẳng định chắc chắn được."

Thịt chế biến sẵn bao gồm giăm bông, thịt xông khói, xúc xích,... Thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,...

Cũng có một số bằng chứng cho thấy tiêu thụ các loại thực phẩm này có liên quan tới việc tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư tuyến tụy.

Vậy ăn gì để ngừa ung thư?

hfxfa4712xasu4img3694-1689405156795117747772-1689408025037-1689408025138504042624.jpg

Chế độ ăn khoa học giúp giảm nguy cơ mắc ung thư (Ảnh: Cancer Active)

Theo các chuyên gia của Trường Y, Đại học Harvard, một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giảm được 10-20% nguy cơ mắc ung thư. Mặc dù mối liên quan giữa chế độ ăn uống và tỷ lệ mắc ung thư khác nhau tùy theo vị trí ung thư cũng như giới tính, nhưng các thành phần được khuyến nghị của chế độ ăn uống lành mạnh thường tương tự nhau.

Theo đó, để ngăn ngừa ung thư, mọi người nên:

- Hạn chế đồ uống có cồn

- Ăn một chế độ ăn giàu ngũ cốc, rau xanh, trái cây và các loại đậu.

- Hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.

- Hạn chế đồ uống, thực phẩm có chứa nhiều đường.

- Hạn chế tiêu thụ thịt chế biến sẵn.

- Tiêu thụ thịt đỏ ở mức vừa phải.

- Tiêu thụ thường xuyên các loại cá tươi có chứa nhiều acid béo omega-3 như cá hồi, cá thu, cá cơm, cá trích,...

Đừng bỏ qua các triệu chứng chính của ung thư đường tiêu hóa

stomachpain-1200x900-1689405023515167725776-1689408025755-16894080258421584588329.jpg

Nhận biết được triệu chứng giúp phát hiện sớm các bệnh ung thư đường tiêu hóa (Ảnh: Virinchi Hospitals)

Những gì chúng ta ăn liên quan rất nhiều tới sự hình thành các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức và phát hiện được các triệu chứng của bệnh.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương Quốc Anh, nếu bạn có các triệu chứng sau đây, đặc biệt nếu các triệu chứng này kéo dài hơn 3 tuần, cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám. Các triệu chứng đó là:

- Khó chịu ở bụng

- Xuất hiện máu trong phân

- Tiêu chảy hoặc táo bón không rõ nguyên nhân

- Có cảm giác đại tiện không hết

- Đau bụng hoặc đau lưng, đau phần hậu môn.

Nguồn: Harvard, Express

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020