Chuyên mục  


thai-doc-co-the-7521-17350904771051777790013.jpg

Uống nhiều nước giúp làm sạch và thải độc cơ thể rất tốt - Ảnh minh họa

Ba bộ phận cơ thể càng sạch sức khỏe càng dẻo dai

Bác sĩ Nguyễn Văn Thái - Viện Y học phóng xạ và Ung bướu quân đội - cho biết để có một sức khỏe cả thể chất và tinh thần tốt, thì việc chống lão hóa nên bắt đầu càng sớm càng tốt.

Tuổi 50-60 là "thời kỳ chuyển tiếp" quan trọng, bước ngoặt của cuộc đời. 10 năm từ 50-60 tuổi là giai đoạn đặc biệt đối với sức khỏe. Sau 50 tuổi, 3 bộ phận trên cơ thể sau đây càng "sạch" thì bạn càng sống khỏe, tuổi thọ càng cao.

- Mạch máu "sạch": Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, sự tích tụ 'rác' trong mạch máu dễ hình thành các mảng bám. Những mảng bám này sau đó có thể bị bong ra cùng với tác động của máu và kích hoạt cơ chế đông máu gây ra cục máu đông, lắng đọng ở mạch máu và chặn sự hoạt động bình thường của mạch máu.

Sau 50 tuổi, nếu muốn duy trì cơ thể khỏe mạnh, bạn cần phải giữ cho mạch máu sạch bằng việc tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục cũng giúp tăng cường sức mạnh của các cơ quan quan trọng trong cơ thể, đồng thời cũng hỗ trợ thanh lọc máu.

Bên cạnh đó, uống đủ nước cũng là một trong những cách thanh lọc máu tự nhiên và dễ dàng nhất. Một chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, các loại quả mọng còn giúp cải thiện quá trình lưu thông máu trong cơ thể.

- Phổi "sạch": Phổi là cơ quan nhạy cảm nhất của cơ thể, dễ bị tổn thương bởi cả các yếu tố bên trong và bên ngoài. Là bộ phận bảo vệ các cơ quan nội tạng, lá phổi được ví như chiếc ô che mưa gió cho con người.Sức khỏe của hệ hô hấp tác động trực tiếp đến tuổi thọ của con người.

Ngày nay, môi trường ô nhiễm, khói bếp, khói thuốc… ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, tăng nguy cơ tổn thương. Khi phổi bị tổn thương, bạn sẽ gặp một số vấn đề như hen suyễn, viêm phế quản, xơ nang phổi… Bên cạnh đó, bệnh phổi còn ảnh hưởng tới các phế nang gây viêm phổi, bệnh lao, ung thư phổi, ho dị ứng, hội chứng suy hô hấp cấp tính.

Giữ cho phổi sạch để tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ là việc cần làm. Tập thể dục có nhiều lợi ích cho hệ hô hấp cũng như hệ miễn dịch. Nó giúp tăng cường lưu thông, hỗ trợ giải độc và dẫn lưu bạch huyết. Tăng nhịp thở giúp mang lại nhiều oxy hơn cho cơ bắp và các cơ quan khác.

Đồng thời phổi cũng hưởng lợi rất nhiều từ thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và vitamin, đặc biệt là vitamin C, A. Ngoài ra, bạn cần tránh các loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và dị ứng, bao gồm các sản phẩm chế biến chứa đường, phụ gia, chất béo chuyển hóa, dầu thực vật tinh chế…

- Đường ruột "sạch": Ruột được ví như 'bộ não thứ hai' của cơ thể bởi đây là bộ phận tối quan trọng. Vì làm việc như một cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể, đảm nhiệm chức năng tiêu hóa thức ăn, luôn phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại chất độc… ruột rất dễ bị 'bẩn' và tổn thương, đặc biệt với nam giới sau 50 tuổi.

Ngoài ra, theo tuổi tác, chức năng tiêu hóa suy giảm, lợi khuẩn trong ruột giảm cũng sẽ dẫn đến đường ruột không sạch sẽ. Các chuyên gia chỉ ra rằng 90% bệnh tật của con người đều liên quan đến đường ruột không đủ sạch sẽ.

Để ruột luôn sạch, khỏe, bạn cần thường xuyên loại bỏ các chất thải độc hại bị ứ đọng, bám trên thành ruột. Bạn có thể bắt đầu bằng thói quen uống một ly nước ấm sau khi ngủ dậy. Nó sẽ giúp đánh thức ruột và dạ dày của bạn, bổ sung nước giúp làm loãng máu, đồng thời có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, chống táo bón.

khi-cong-nang-troi-1-1735090669082842135185.jpg

Tập luyện chống lão hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh - Ảnh: HÀ LINH

Thực hiện thải độc toàn thân, cách nào?

Theo bác sĩ Thái, có thể áp dụng các cách sau:

- Thải độc cuộc sống: Thiết lập lối sống đơn giản với cách bài trí theo phong cách tối giản, ngăn nắp và có trật tự. Họ chỉ chọn lưu lại những thứ cần thiết và họ cảm thấy yêu thích.

Chính nhờ lối sống tối giản đã giúp cuộc sống được thanh lọc, nhẹ nhàng hơn hơn, tâm trạng của họ cũng nhờ thế mà vui vẻ, thoải mái không vướng bận.

- Thải độc 5 giác quan

Thị giác: Cho đôi mắt được nghỉ ngơi hoặc bạn có thể làm mới không gian sống của mình bằng việc treo những bức chân dung tươi tắn, đổi màu giấy dán tường.

Thính giác: Hãy lắng nghe một bản nhạc hay bài hát mình yêu thích để nghỉ ngơi thư giãn.

Khứu giác: Nếu như xung quanh bạn có những mùi hương nhẹ nhàng mà bạn yêu thích như: mùi hương vani, hương sả, hương cam chanh... sẽ giúp bạn thư giãn, giải tỏa tâm trạng.

Vị giác: Có thể chọn thải độc cơ thể bằng cách giải tỏa căng thẳng, thư giãn tâm hồn qua việc ăn bánh thưởng trà như: uống nước trà, ăn bánh từ bột trà..

Xúc giác: Sự êm ái, thoáng mát và thiết kế đơn giản, ví dụ như chăn đệm sạch và thơm tho.

- Thanh lọc cơ thể: Uống đủ nước không chỉ giúp thải độc khỏi cơ thể, đồng thời giúp làn da đẹp và giữ gìn vóc dáng, cụ thể là:

Uống nước buổi sáng ngay khi thức dậy sẽ giúp thải hết chất độc ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp bạn cảm thấy tỉnh táo, tràn đầy năng lượng.

Đẹp da: Uống nước vừa giúp cung cấp độ ẩm cho da, giúp thải độc hiệu quả, hạn chế mụn và còn mang lại làn da hồng hào, căng mịn.

Đốt cháy mỡ thừa: Thói quen uống nước đều đặn không chỉ giúp tiêu hóa tốt mà còn giúp đốt cháy mỡ thừa, giữ gìn vóc dáng.

- Thải độc bàn chân: Một trong những cách thanh lọc cơ thể mà người Nhật áp dụng đó là thải độc bàn chân bằng hành tây và tỏi. Tỏi có tính chống viêm nhiễm, còn củ hành tây có chứa chất axit photphoric với tác dụng lọc và ngăn chặn các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh cảm cúm.

Cách thực hiện: Nửa củ hành tây, 1 củ tỏi to, 150ml nước và 1 miếng gạc. Lấy hành tây, tỏi bóc vỏ, xay nhuyễn. Cho 150ml nước vào nồi đun sôi sau đó bỏ hành tỏi xay nhuyễn vào, đun thêm 10 phút nữa và tắt bếp.

Đợi hỗn hợp trên nguội lấy bỏ vào miếng gạc và đắp vào lòng bàn chân để ngủ qua đêm và tháo chúng ra vào sáng ngày hôm sau. Nên thực hiện thải độc cơ thể bằng cách này 2 lần/tuần.

Thực phẩm làm sạch ngũ tạng

Làm sạch ruột già: Ăn sữa chua, khoai lang, lá mơ, rau diếp cá.

Làm sạch gan: Uống nhân trần, rau má, lá đinh lăng.

Làm sạch thận: Uống nước dừa, rau mùi ta, rau sam, đỗ đen.

Làm sạch tim, chống máu đông tắc: Uống lá tre, lá đinh lăng.

Làm sạch dạ dày: Ăn lá mơ, bột sắn, dứa, lá tía tô.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020