toi-tay-1698487053695689650574-117-0-867-1200-crop-16984870616021275301314.jpegLoại rau ăn đúng sẽ là kháng sinh tự nhiên, ngừa ung thư và bảo vệ mạch máu cực tốt, nhưng ăn sai chẳng khác nào 'thuốc độc'

GĐXH - So với hành, mùi... thì tỏi tây không phải là loại rau gia vị được dùng phổ biến. Có lẽ vì thế mà nhiều người không biết rằng việc kết hợp tỏi tây sai cách có thể rất nguy hiểm đến sức khỏe.

Trong những phương pháp giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật mùa đông như: cảm cúm, cảm lạnh, ổn định huyết áp... thì việc uống nước gừng mỗi ngày luôn được giới chuyên gia khuyên dùng.

gung1-16986410489521109981362.jpg

Ảnh minh họa

Theo Dược sĩ Lê Hằng - Viện Nghiên cứu phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam gừng là cây bản địa của Châu Á, đã được sử dụng cách đây hơn 4.400 năm. Từ lâu gừng trở thành hương liệu ẩm thực nổi tiếng trên khắp thế giới, đồng thời là một trong những vị thuốc quan trọng của y học cổ truyền ở nhiều quốc gia.

Ở Trung Quốc, gừng được dùng làm thuốc chống độc, an thần, chống viêm, kích thích ăn ngon miệng, dễ tiêu. Ở Nepal, gừng được dùng để chữa cảm cúm, cảm lạnh, ăn uống khó tiêu, viêm khớp.

Dưới góc nhìn y học hiện đại, tác dụng của gừng đã được chứng minh bằng nhiều công trình nghiên cứu trên cả thực nghiệm và lâm sàng. Trong đó, tác dụng nổi bật nhất được biết đến là điều trị chứng khó tiêu và buồn nôn, đặc biệt là buồn nôn trong các trường hợp thai nghén ở phụ nữ, say tàu xe hoặc tác dụng phụ của các chất hóa trị liệu trong điều trị ung thư.

Ngoài ra, gừng còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ và có thể làm giảm hoặc ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do – thủ phạm gây ra nhiều căn bệnh nan y như các bệnh ung thư, tim mạch. 

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy gừng là một loại thảo dược đầy hứa hẹn trong việc ức chế khối u, chống viêm, tăng cường miễn dịch, ổn định huyết áp …

Vì sao nên uống gừng pha nước ấm vào buổi sáng?

Sau một đêm, cơ thể dễ bị mất nước, việc uống ngay một cốc nước ấm sẽ giúp làm sạch ruột, ngăn vi khuẩn có hại tích tụ, cho đường ruột khỏe mạnh hơn. 

gung-am1-1698641121861677135594.jpg

Ảnh minh họa

Theo đánh giá cảu Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, uống nước lọc ấm buổi sáng là cần thiết, sẽ tốt hơn nếu bạn cho thêm chút gừng có thể làm dịu cơn đau dạ dày, giảm đầy hơi và giảm viêm. Những lợi ích này hỗ trợ bụng phẳng hơn bằng cách ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa có thể gây chướng bụng tạm thời.

Theo BS Mai Việt (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), gừng có đặc tính chống viêm và có thể hỗ trợ tiêu hóa, có khả năng làm giảm đầy hơi và thúc đẩy dạ dày phẳng hơn. Đó là lý do uống nước gừng ấm vào buổi sáng có thể giúp tăng miễn dịch, phòng chống cảm lạnh, cảm cúm cũng như giúp bụng phẳng, eo nhỏ bất ngờ.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Thời điểm tốt nhất để dùng gừng là vào ban ngày, hạn chế dùng gừng vào ban đêm vì dễ gây khó ngủ, nóng trong. Có lẽ vì thế mà dân gian truyền nhau câu: "sáng sớm ăn gừng tốt hơn cả uống nước sâm, buổi tối ăn gừng độc ngang thạch tín". Thực ra, việc ví dùng gừng buổi tối độc như dùng thạch tín là có phần nói quá. Thực tế trong Đông y, gừng vẫn có mặt trong những bài thuốc kê đơn dùng buổi tối.

7 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả gừng

gung5-16986411717301013065933.jpg

- Chữa nhức đầu, lạnh bụng, nôn ọe, có đờm: Gừng 10g, trích cam thảo 4g, nước 300ml, sắc còn 100ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Thấy đỡ thì uống bớt đi.

- Cảm cúm, nhức đầu, ho, thân thể đau mỏi: Gừng sống giã nhỏ, bọc vào mớ tóc rối, tẩm rượu xào nóng đánh khắp người và xát vào chỗ đau mỏi.

- Chữa trúng phong cấm khẩu: Uống nước sắc kinh giới hòa với nước cốt gừng, nước măng vòi (lấy vòi tre hơ lửa vắt lấy nước cốt) và rượu, các thành phần liều lượng bằng nhau.

- Chống say tàu xe: Khi bị say tàu xe có thể ngậm kẹo gừng hoặc ngậm 1 lát gừng tươi trong miệng sẽ có hiệu quả giảm say tàu, xe…

- Hỗ trợ điều trị gout: Gừng có tác dụng chống lại bệnh gout vì chứa hai chất chống viêm, gingerols và shogaols, có tác dụng ức chế các tinh thể acid uric trong máu, giúp người bệnh gout giảm bớt cơn bùng phát.

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêu thụ quá nhiều gừng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ở một số người, tiêu thụ quá nhiều gừng có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ, bao gồm đau bụng, ợ chua, tiêu chảy và đầy hơi.

Để an toàn, chỉ nên tiêu thụ tới 4g gừng mỗi ngày là an toàn. Với trà gừng được cho là an toàn nếu chỉ uống 1 hoặc 2 cốc mỗi ngày.

Những người đang sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc huyết áp nên tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe của họ trước khi tiêu thụ thêm gừng.

benh-do-nhin-tieu-1698402233717891308400-0-80-450-800-crop-1698402300914102339874.jpgCô gái 22 tuổi đột tử vì thói quen nhịn tiểu, chuyên gia chỉ rõ 5 hậu quả nhãn tiền, giới trẻ nên từ bỏ sớm

GĐXH - Các bác sĩ đã chỉ ra rằng cái chết đột ngột của cô gái có thể liên quan đến việc nhịn tiểu.

thuc-pham-16984151546071727458392-0-42-380-650-crop-1698415553124354804417.jpgĐiểm mặt những món hấp dẫn nhưng nên kiêng để làm sạch mỡ máu, nếu không cholesterol sẽ tăng vù vù

GĐXH - Máu nhiễm mỡ không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị sẽ là nguyên nhân của nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, tăng huyết áp...

benh-gan5-16983774933821059026819-0-0-372-595-crop-1698377554458979100242.jpg6 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư gan rất nhiều người bỏ sót, sợ nhất là cái thứ 4 ai cũng coi thường

GĐXH - Táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên nhiều người nghĩ do chế độ ăn uống không khoa học. Tuy nhiên đây có thể là vấn đề nghiêm trọng, trong đó không ngoại trừ ung thư gan.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020