Chuyên mục  


Ung thư tuyến tụy từ khi chẩn đoán đến khi tử vong chỉ 3 tháng

Ngày 27/10 vừa qua, tờ Sohu (Trung Quốc) có chia sẻ về câu chuyện của một bệnh nhân họ Vương mắc ung thư. Người này mới tử vong vì ung thư tuyến tụy, thời gian từ khi phát hiện ra bệnh cho đến lúc mất chỉ trong vòng 3 tháng.

Được biết, ông Vương là một người rất quan tâm đến sức khỏe nên từ lâu đã ăn chay. Ông bị đau bụng thường xuyên khoảng một tháng trước khi đến viện. Khi đã không thể ăn uống và sụt mất 20kg, gia đình mới nhận ra có điều gì không ổn nên ngay lập tức đưa ông đến bệnh viện để điều trị. Khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, thời gian sống chỉ còn vài tháng.

Tuyến tụy vừa có chức năng ngoại tiết, lại vừa có chức năng nội tiết. Độ tuổi mắc bệnh ung thư tuyến tụy thường là từ 40 đến 80 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở người cao tuổi cao hơn. Tuy nhiên những năm gần đây tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tụy ngày càng trẻ hóa.

photo-1698510745862-16985107467941078060010.jpeg

Độ tuổi mắc bệnh ung thư tuyến tụy thường là từ 40 đến 80 tuổi. Ảnh minh họa

Ung thư tuyến tụy còn được mệnh danh là "vua ung thư" bởi triệu chứng ban đầu rất khó phát hiện. Khi tìm ra bệnh thì hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn nên không có cơ hội phẫu thuật. Thời gian sống sót thường rất ngắn.

Về trường hợp của ông Vương, gia đình có hỏi rằng liệu thói quen ăn chay của ông có liên quan đến việc mắc bệnh ung thư hay không. Bác sĩ Zhang Jie (trưởng khoa Ung bướu, Phẫu thuật tiêu hóa và Phẫu thuật gan mật tụy của Bệnh viện Ung thư Baotou, Trung Quốc) cho biết: "Không có mối liên quan giữa việc ăn chay và ung thư tuyến tụy. Nhưng đừng nghĩ rằng ăn chay lành mạnh hơn và có thể phòng bệnh tốt hơn là ăn thịt. Ăn chay không khoa học sẽ dẫn đến lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể không cân đối và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác".

7 triệu chứng cho thấy tuyến tụy của bạn đang kêu cứu

Liên quan đến ung thư tuyến tụy, bác sĩ Pan Weidong (Phó giám đốc khoa Phẫu thuật tổng hợp, Giám đốc khoa Phẫu thuật tuyến tụy và gan mật của Bệnh viện liên kết thứ sáu của Đại học Sun Yat-sen) cho biết: "Ung thư tuyến tụy không có triệu chứng lâm sàng điển hình, và tỷ lệ chẩn đoán sớm thấp, 80% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Ung thư tuyến tụy tiên lượng cực kỳ xấu, dễ di căn, khó phẫu thuật, không nhạy cảm với hóa trị. Khối u tuyến tụy do các vị trí khác nhau gây ra, triệu chứng cũng khác nhau, bạn nên chú ý đến 7 triệu chứng sau đây".

photo-1698510859193-1698510859363463369467.jpeg

Khối u tuyến tụy do các vị trí khác nhau gây ra, triệu chứng cũng khác nhau. Ảnh minh họa

1. Sốt tái phát;

2. Sụt cân;

3. Các bệnh về tiêu hóa: kém ăn, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đại tiện nhiều;

4. Tắc nghẽn và chảy máu đường tiêu hóa: nôn ra máu đỏ tươi, táo bón;

5. Đau bụng: đau vùng bụng trên và lưng dưới;

6. Vàng da: Da, củng mạc mắt và nước tiểu có màu nâu sẫm;

7. Tăng đường huyết: các triệu chứng như khát nước, ăn nhiều, tiểu nhiều và sụt cân đột ngột.

Hiện nay, các xét nghiệm chính để sàng lọc ung thư tuyến tụy sớm bao gồm:

1. Nội soi

2. Chụp CT

3. Chụp ghi hình cắt lớp positron

4. MRI, ERCP

5. Xét nghiệm chất chỉ dấu khối u

7 yếu tố sau đây có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư tuyến tụy

1. Hút thuốc lâu năm, lạm dụng rượu, tiếp xúc với hóa chất độc hại;

2. Bị viêm tụy mãn tính và tổn thương tiền ung thư;

3. Gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư tuyến tụy;

4. Người trên 40 tuổi có triệu chứng đau bụng không rõ lý do;

5. Trên 60 tuổi, mắc bệnh tiểu đường, kháng insulin, béo phì;

6. Bệnh đa polyp tuyến gia đình;

7. Đã cắt một phần dạ dày do bệnh lành tính.

photo-1698510925813-169851092593353402565.jpeg

Hầu hết bệnh nhân nhập viện vì ung thư tuyến tụy đều có liên quan đến thói quen sinh hoạt và ăn uống. Ảnh minh họa

Ông Song Zhengji (bác sĩ trưởng khoa Tiêu hóa của Bệnh viện nhân dân số 1 tỉnh Vân Nam) cho biết: "Hầu hết bệnh nhân nhập viện vì ung thư tuyến tụy đều có liên quan đến thói quen sinh hoạt và ăn uống. Muốn ngăn ngừa ung thư tuyến tụy, bạn phải bắt đầu từ 5 thói quen sinh hoạt sau".

1. Không ăn thực phẩm quá mặn, quá cay, quá nóng, quá lạnh, quá hạn sử dụng, bị ô nhiễm, hư hỏng;

2. Ăn ít thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên, rán, nướng. Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, chú ý chế độ ăn uống hợp lý;

3. Đặt mục tiêu bỏ hút thuốc và uống rượu, đồng thời duy trì thời gian biểu đều đặn;

4. Giữ thái độ tốt và tránh mệt mỏi quá mức;

5. Tập thể dục phù hợp để nâng cao thể lực.

Điều quan trọng nhất để phòng ngừa "vua ung thư" là phải có một cơ thể tốt, chúng ta đừng bao giờ liều lĩnh và nghĩ rằng bệnh tật đã ở rất xa, mà hãy tập thể dục nhiều hơn, ăn uống hợp lý.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020