Chuyên mục  


Ngày 2/12, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 22/11 đến 29/11), trên địa bàn thành phố ghi nhận 585 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 89 trường hợp so với tuần trước đó). Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã.

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông (87 ca); Đống Đa (57 ca); Thanh Oai (45 ca); Nam Từ Liêm (40 ca); Phú Xuyên (27 ca); Ba Đình, Thường Tín, Ứng Hòa - mỗi nơi có 26 ca; Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy - mỗi nơi 24 ca; Đan Phượng (22 ca); Thanh Trì (21 ca); Hoàn Kiếm (20 ca).

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố đã có 7.824 trường hợp mắc sốt xuất huyết (số mắc giảm 79,1% so với cùng kỳ năm 2023).

200614154317620209-17332208349171651815217.jpg

Cùng với sốt xuất huyết, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận các trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm khác. Cụ thể gồm 25 trường hợp mắc sởi (giảm 3 trường hợp so với tuần trước đó); 25 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 4 trường hợp so với tuần trước). Trong tuần thành phố cũng ghi nhận 1 trường hợp mắc ho gà tại Hà Đông, 0 tử vong. Cộng dồn 2024 là 141 trường hợp, 0 tử vong.

Theo CDC Hà Nội, trước tình hình dịch sốt xuất huyết vẫn ghi nhận số ca mắc cao, ngành y tế Hà Nội đang tăng cường công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là sốt xuất huyết.

Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định. Cùng với đó, tổ chức xử lý kịp thời, hiệu quả khu vực có bệnh nhân, ổ dịch sốt xuất huyết, đặc biệt tại các khu vực ổ dịch có nhiều bệnh nhân.

Cảnh giác với biến chứng nặng của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt khi không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.

2e2be6e0c37860263969-17332208707001591831613.jpg

Tại sao biến chứng sốt xuất huyết lại nguy hiểm?

Virus sốt xuất huyết làm tăng tính thấm của thành mạch máu, khiến dịch và protein rò rỉ ra ngoài mạch máu, gây giảm thể tích tuần hoàn, tụt huyết áp, có thể dẫn đến sốc. Bên cạnh đó, bệnh làm giảm số lượng tiểu cầu, gây khó khăn trong quá trình đông máu, dẫn đến chảy máu ở nhiều vị trí trong cơ thể. Các biến chứng của sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, thận, tim, não, gây suy đa tạng.

Các biến chứng thường gặp của sốt xuất huyết

Sốc: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Xuất huyết: Xuất huyết có thể xảy ra ở nhiều vị trí như mũi, nướu, da, tiêu hóa...

Suy tạng: Suy gan, suy thận, suy tim... có thể xảy ra do tổn thương các cơ quan này.

Tràn dịch: Dịch có thể tích tụ ở các khoang trong cơ thể như màng phổi, màng bụng.

Rối loạn thần kinh: Một số trường hợp có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinh như co giật, hôn mê.

sot-xuat-huyet-4-16576108382551095923617-0-181-638-1202-crop-1657611416398302353040-17332209372601779485633.jpg

Phòng ngừa và điều trị sốt xuất huyết

Phòng chống muỗi: Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, ngủ màn, dùng các sản phẩm khăn lau xua muỗi có hương sả tự nhiên, an toàn khi sinh hoạt ngoài trời, đặc biệt vào buổi tối. Đối với trẻ em nên mặc quần áo sáng màu, dùng tã quần xua muỗi.

Khám bệnh kịp thời: Khi có các triệu chứng nghi ngờ, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Điều trị triệu chứng: Hạ sốt, bù dịch, truyền máu...

Lưu ý: Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho sốt xuất huyết nên cần phòng bệnh thật tốt. Nếu bị bệnh, cần được theo dõi và điều trị chặt chẽ tại bệnh viện.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020