Chuyên mục  


Bệnh nhi được bệnh viện tuyến dưới đặt nội khí quản, chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Sau hai lần nội soi thất bại do dị vật nằm quá sâu, việc tiếp cận khó khăn, các bác sĩ đã nhờ Bệnh viện Nhi đồng 2 hỗ trợ, tối 27/4.

Kíp nội soi Nhi đồng 2 sử dụng hệ thống nội soi phế quản bằng ống soi mềm cùng các thiết bị chuyên dụng, lấy thành công dị vật là phần cuống của trái xoài. Hiện, tình trạng bé tạm ổn, được điều trị và theo dõi thêm.

Cuống quả xoài được gắp ra ngoài. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Người mẹ cho biết khi bé trai đột ngột ho sặc, mẹ ẵm vác lên vai, vỗ lưng dỗ bé nín dần, được cho theo dõi tại nhà. Đến sáng hôm sau, bé khó thở, có cơn tím tái nên gia đình đưa vào viện.

BS.CK2 Lê Thị Thanh Thảo, Phó Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết dị vật đường thở là một tại nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ, đặc biệt bé nhỏ dưới 3 tuổi. Đây là lứa tuổi thích khám phá và thường đưa các đồ vật vào miệng. Dị vật cũng có thể gặp ở trẻ lớn do bất cẩn trong quá trình sinh hoạt.

Dị vật đường thở có nguy cơ đe dọa đến tính mạng trẻ do làm tắc nghẽn đường thở, dẫn đến thiếu oxy. Phụ huynh không nên để trẻ đùa giỡn, quấy khóc trong lúc ăn hoặc cho ăn các loại hạt, đồ chơi có kích thước nhỏ.

Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở trẻ lớn hạn chế chơi đùa với những dụng cụ học tập và đồ vật nhỏ, không nên cho vào miệng nhằm tránh nguy cơ hít sặc. Khi trẻ có biểu hiện hóc dị vật, thực hiện sơ cứu vỗ lưng, ấn ngực (đối với trẻ dưới 2 tuổi) hoặc thủ thuật Heimlich (đối với trẻ trên 2 tuổi), sau đó đưa đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử trí kịp thời.

Lê Phương

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020