Chuyên mục  


Từ vụ bé 15 tuổi bất ngờ phát ung thư đại tràng, chuyên gia chỉ rõ 6 dấu hiệu cảnh báo bệnh, cần được khám sớm

GiadinhNet - Những đối tượng nguy cơ cao như tiền sử gia đình có người mắc ung thư đại tràng, hoặc khi có triệu chứng nghi ngờ như đi ngoài phân nhầy máu, thay đổi thói quen đại tiện, đau bụng kéo dài… cần được khám sớm.

Nhiệt độ xuống quá thấp cộng với luồng không khí lạnh tăng cường là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh. Những gia đình có người già, trẻ nhỏ cần đặc biệt cảnh giác những bệnh sau đây.

Các bệnh về hô hấp

Thời tiết lạnh giá, cơ quan đầu tiên trong cơ thể chúng ta chịu ảnh hưởng đó là đường hô hấp. Biểu hiện chung ban đầu thường là các triệu chứng của cảm lạnh, cúm như: Đa số đều có biểu hiện chung ban đầu là ho, hắt hơi, sổ mũi kèm theo sốt.  Đồng thời là điều kiện thuận lợi cho một các bệnh ở người cao tuổi tái phát như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch… Nếu không chủ động xử trí kịp thời, rất dễ gây ra viêm phổi, trụy tim mạch, thậm chí có thể dẫn đến gây đột quỵ và tử vong.

Ảnh minh họa

Hạ thân nhiệt

Hạ thân nhiệt là chứng bệnh rất dễ gặp vào mùa lạnh, ngay cả khi bạn đi ngoài đường hoặc ở trong nhà. Đối tượng dễ mắc hạ thân nhiệt là trẻ em và người lớn tuổi, tuy nhiên đối với thanh niên trẻ tuổi nếu giữ ấm cơ thể không đúng cách thì vẫn có nguy cơ mắc hạ thân nhiệt khá cao.

Biểu hiện đầu tiên của chứng hạ thân nhiệt là cơ thể run lẩy bẩy, nói lắp bắp, da lạnh, tái xanh hoặc xám, nhịp thở chậm, mệt mỏi… và nếu không được phát hiện kịp thời thì người bệnh sẽ rơi vào mất ý thức và vô cùng nguy hiểm cho tính mạng.

Liệt mặt, méo miệng

Liệt mặt, méo miệng là căn bệnh xảy ra khi cơ thể bị tác động quá lâu từ nhiệt lạnh giảm mạnh của môi trường. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh số 7 chạy dài từ cổ lên dọc 2 tai bị nhiệt lạnh tác động mạnh khiến một bên mặt của người bệnh bị liệt và méo miệng.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh là một bên cơ mặt có cảm giác khác thường, hơi căng cứng, bị đơ và khó điều khiển. Và nếu không được làm ấm kịp thời thì mặt sẽ bị liệt nặng hơn gây méo miệng, một bên mắt không nhắm được, khó khăn trong cười nói, ăn uống… Di chứng để lại có thể gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của người bệnh.

Đột quỵ tim

Theo các thống kê trong nước lẫn nước ngoài thì vào mùa đông lạnh, nguy cơ đau tim gia tăng đáng kể. Lý do là vào mùa lạnh, nhiệt độ giảm mạnh sẽ làm hẹp các mạch máu khiến máu lưu thông về tim bị hạn chế nên dễ gây ra các cơn đau tim, nhất là đối với những người đã có tiền sử tim mạch.

Đột quỵ tim xảy ra khá bất ngờ mà ít có triệu chứng dự báo trước, do đó tốt nhất là bạn nên nhớ giữ ấm cơ thể thật tốt để hạn chế bệnh bất ngờ tấn công.

Đau nhức xương khớp

Khi trời trở lạnh, những người bị bệnh đau xương khớp rất dễ bị tái phát. Vì vậy cần chú ý mặc ấm, đi tất ấm, nhất là sau khi ra mồ hôi. Hạn chế ra ngoài khi trời lạnh có kèm theo mưa phùn vì sẽ làm tình trạng bệnh tăng nặng. Thay quần áo bị ẩm ngay và lau khô người, chân, tay. Phụ nữ nông thôn khi trời lạnh, khớp sưng cấp không nên lội nước, lội bùn. Nếu phải lội cần đi ủng để chân khô ráo.

Ngứa ngoài da

Trời lạnh, độ ẩm thấp và thói quen tắm nước nóng khiến da khô, ngứa ngáy, khó chịu. Cách phòng tránh bệnh này đó là: tránh xa các loại thức ăn nhiều dầu mỡ; ăn nhiều hoa quả và rau xanh; uống nhiều nước; bổ sung các loại axit béo, vitamin A, C, D3, Selenium; sử dụng dầu dừa, dầu oliu để cung cấp độ ẩm cho da; không nên tắm bằng nước quá nóng.

Lạnh đột ngột, người mắc bệnh tim mạch nhất định phải biết điều này để phòng bệnh tái phát

GiadinhNet - Thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là trời chuyển lạnh nhanh chóng, nếu không giữ ấm để cơ thể điều hòa thân nhiệt sẽ dẫn đến đột quỵ, tăng huyết áp...

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020