Chuyên mục  


dot-quy-nao-17340613871201949395353-0-26-450-746-crop-1734061578944917075806.pngThanh niên 26 tuổi đột quỵ ngay trên bàn làm việc, thừa nhận có thói quen nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

GĐXH - Hầu hết 3 bữa ăn của thanh niên bị đột quỵ này đều bao gồm đồ chiên rán. Đây chính là những món chứa lượng lớn chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa, đường và natri, nếu ăn trong thời gian dài sẽ gây tác hại rất lớn cho cơ thể.

Cảnh giác với bệnh đột quỵ khi thời tiết lạnh

Đột quỵ là tình trạng nguy hiểm, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào hoặc sẽ để lại các di chứng nặng về sau nếu không được cấp cứu kịp thời. Theo thống kê, những trường hợp đột quỵ có xu hướng tăng nhiều hơn vào mùa lạnh. 

Một trong những nguyên nhân gây đột quỵ là khi thời tiết trở lạnh đột ngột, những mạch máu bị co lại, gây đông máu, khiến cho huyết áp dễ dàng tăng vọt và dẫn đến đột quỵ. Đặc biệt, thân nhiệt ở người lớn tuổi thường khá thấp vì thế họ sẽ chịu lạnh không tốt, khi ra khỏi chăn ấm họ rất dễ bị cảm lạnh, thêm vào đó, việc đi vệ sinh lại khiến cơ thể mất nhiệt thêm một lần nữa gây co mạch, tăng huyết áp đột ngột, dẫn tới tăng nguy cơ vỡ mạch máu não,...

Hơn nữa, vào mùa lạnh, số lượng hồng cầu cũng như tiểu cầu có thể nhiều hơn và làm tăng nguy cơ tắc tăng nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu. Điều này đặc biệt phổ biến ở những người bị bệnh xơ vữa động mạch - những trường hợp có mức cholesterol cao.

Không những vậy, mùa lạnh còn là nguyên nhân khiến chúng ta lười vận động và ăn uống không khoa học, dẫn đến tăng cân, tăng lượng mỡ máu, tăng huyết áp và đồng thời làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch máu não.

dot-quy-17346735459261197370478.jpg

Ảnh minh họa

5 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao

Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu lên não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể, ngăn cản mô não nhận được oxy và chất dinh dưỡng. Có hai loại đột quỵ chính là đột quỵ thiếu máu cục bộ (nhồi máu não ) và đột quỵ xuất huyết.

Đột quỵ thường xảy ra ở một số đối tượng có nguy cơ cao sau:

- Người có các bệnh lý về tim mạch;

- Người bị cao huyết áp;

- Người bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường);

- Người có cholesterol cao;

- Người hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu bia;

Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ

Các triệu chứng đột quỵ thường bắt đầu đột ngột, bao gồm các dấu hiệu: Người bệnh khó đi lại do mất cân bằng, yếu ớt hoặc chóng mặt. Người bệnh khó giao tiếp, có thể không hiểu những gì người khác đang nói hoặc ngược lại - mất khả năng phát âm. Người bệnh tê hoặc yếu ở một bên của cơ thể hoặc một bên mặt. Tê liệt một bên mặt có thể làm cho một bên mặt xệ xuống so với bên còn lại.

Người bệnh yếu tay chân không thể thực hiện một hành động thông thường hằng ngày vẫn làm được. Trong một số ít trường hợp, một bên cơ thể có thể có các chuyển động bất thường và tự phát. Người bệnh bị rối loạn thị lực, đau đầu dữ dội, co giật. 

Các triệu chứng càng kéo dài thì nguy cơ các di chứng sẽ tồn tại vĩnh viễn càng cao. Vì vậy, cách xử trí đột quỵ, tối ưu nhất vẫn là phát hiện sớm các biểu hiện để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế trong khung giờ vàng - tức là từ 3 đến 6 giờ kể từ khi khởi phát bệnh.

6 cách phòng ngừa đột quỵ đơn giản mà hiệu quả

phong-ngua-dot-quy-1734673607503105944774.jpg

Ảnh minh họa

Giữ ấm cơ thể

Khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể dễ mất nhiệt, gây hiện tượng co mạch nhằm giữ nhiệt cho các cơ quan quan trọng. Việc co mạch làm tăng áp lực máu, khiến huyết áp tăng cao, đặt hệ tim mạch vào trạng thái quá tải và làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Giữ ấm cơ thể là yếu tố then chốt, đặc biệt là cho người cao tuổi và những người có tiền sử bệnh mạch máu. Người dân nên chú ý mặc đủ ấm, ưu tiên các vùng dễ mất nhiệt như cổ, tay, chân và ngực.

Kiểm soát huyết áp và đường huyết

Kiểm soát huyết áp và đường huyết thường xuyên là một biện pháp quan trọng khác trong mùa lạnh, đặc biệt với người tiền sử cao huyết áp hoặc tiểu đường, giúp phát hiện sớm bất kỳ biến động nào, từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Về nguyên lý, mùa lạnh là thời điểm huyết áp và đường huyết dễ tăng do cơ chế co mạch cùng sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Để duy trì mức huyết áp và đường huyết ổn định, ngoài sử dụng thuốc đúng chỉ định, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế muối, đường và chất béo bão hòa... Những thay đổi nhỏ này góp phần giúp huyết áp và đường huyết ổn định tốt hơn.

Vận động, tập thể dục đều đặn

Tập thể dục giúp tăng cường thể lực, sức đề kháng, giảm cholesterol xấu, tăng tuần hoàn máu lên não, giảm béo phì. Đây đều là những tác nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ não. Ngoài ra, vận động cũng giúp giải tỏa stress, căng thẳng, ngăn tình trạng mất ngủ, từ đó giảm nguy cơ bị đột quỵ.

Bạn có thể chọn bất kỳ hoạt động thể chất nào, các bộ môn như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, nhưng nhớ tập phải đều đặn hằng ngày. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên tập 30 phút mỗi ngày và khoảng 5 ngày/tuần để duy trì sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.

Không hút thuốc

Hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não. Ước tính, người hút thuốc lá nhiều hơn 1 bao/ngày thì nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 lần so với người bình thường. Nếu hút ít hơn 1 bao/ngày thì nguy cơ đột quỵ cao gấp đôi so với người không hút.

Nguyên nhân là do các chất độc trong khói thuốc như carbon monoxide, arsenic, formaldehyde và cyanide khi vào máu làm thay đổi và phá hủy các tế bào trong cơ thể. Hút thuốc là cũng gây tăng huyết áp, đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, tạo huyết khối và gây bệnh đột quỵ.

Hạn chế uống rượu

Sử dụng rượu thường xuyên hoặc quá nhiều cùng một lúc có thể gây tăng huyết áp, góp phần đáng kể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Theo một báo cáo trên tạp chí Stroke, những người uống trung bình trên 2 ly rượu mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 34% so với những người sử dụng ít hơn nửa ly rượu mỗi ngày,.

Vì vậy, hạn chế bia rượu là việc cần làm để ngăn ngừa đột quỵ. Nếu bắt buộc phải uống bia rượu, không nên uống quá nhiều, trong khi uống rượu nên uống cùng với nước lọc để làm giảm nồng độ rượu, ăn trước khi phải uống rượu bia,…

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra, theo dõi sức khỏe định kỳ là một trong các cách giúp ngăn ngừa đột quỵ mùa lạnh cũng như có biện pháp phòng ngừa với người có tiền sử đột quỵ. Từ đó, bác sĩ có thể đề ra kế hoạch điều trị tối ưu để kiểm soát tình trạng của bệnh hiệu quả, an toàn. Tuyệt đối không chủ quan khi có tiền sử bệnh lý dễ mắc đột quỵ.

chong-mat-bieu-hien-cua-dot-quy-nhe-1733995428295849828997-0-27-329-553-crop-17339954791581001403443.jpgTưởng đau đầu, chóng mặt bình thường, người phụ nữ 39 tuổi ở Phú Thọ phải nhập viện vì đột quỵ

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, rất nhiều người chủ quan với những dấu hiệu đột quỵ tưởng chừng là thông thường. Điều này dẫn đến người bệnh mất cơ hội vàng điều trị và để lại hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

dot-quy-do-tang-huyet-ap-17333216430961528725804-69-0-1669-2560-crop-17333217597691900883356.jpgNam thanh niên 31 tuổi bất ngờ bị đột quỵ, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Nam thanh niên bị đột quỵ có tiền sử chảy máu não bán cầu trái do tăng huyết áp nhưng chủ quan nghĩ bệnh đã khỏi nên tự ý bỏ thuốc, không điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân thừa nhận còn có tiền sử hút thuốc lá, bia và rượu.

dot-quy-do-hut-thuoc-17328597912551578574268-0-52-449-770-crop-1732859816942856734884.jpgThanh niên 25 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận có thói quen nhiều nam giới Việt đang mắc phải

GĐXH - Thanh niên bị đột quỵ có tiền sử khỏe mạnh, nhưng từ năm 18 tuổi anh đã hút thuốc lá, mỗi ngày hút khoảng 20 điếu...

Tin mới

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020