Chuyên mục  


Ngủ trưa đã được khoa học công nhận là thói quen tốt cho sức khỏe. Nó không chỉ giúp cơ thể nạp thêm năng lượng mà còn giúp trì hoãn quá trình lão hóa của não. Tuy nhiên, việc ngủ trưa cần được thực hiện đúng cách, nếu không sẽ gây ra những tác động nguy hiểm đối với sức khỏe của con người.

Một nghiên cứu cho thấy đối người trung niên và người cao tuổi ngủ trưa hơn 1 tiếng rưỡi mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn. Hiệp hội Tim mạch Châu Âu cũng công bố kết quả của một nghiên cứu cho thấy việc ngủ trưa hơn 1 giờ mỗi ngày cũng làm tăng 34% nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

screenshot-2024-07-10-153947-1720600795947367677779-1720682652514-17206826529312113750716.png

Không những vậy, những tác động tiêu cực khác của viện ngủ trưa sai cách đã được các chuyên ra khuyến cáo tới mọi người, đặc biệt là những người trong độ tuổi trưởng thành. Dưới đây là 3 kiểu ngủ trưa rất có hại mà bạn không nên duy trì.

1. Ngủ trưa ngay sau khi ăn

Ngủ trưa ngay sau khi ăn xong là thói quen rất xấu mà nhiều người vẫn đang thực hiện, đặc biệt là dân văn phòng. Việc nằm ngủ ngay sau khi ăn có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cơ thể và gây trào ngược axit. Kiểu ngủ trưa này còn rất có hại cho dạ dày. Khi nằm xuống, dạ dày sẽ bị chèn ép và gánh nặng cho nhu động dạ dày sẽ lớn hơn.

taisaonenngutrua-17206007641391818327390-1720682653551-1720682653727733929777.jpeg

Bên cạnh đó, trường Đại học Hy Lạp từng công bố một nghiên cứu cho thấy việc đi ngủ ngay sau khi ăn có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Cụ thể, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 500 người, trong đó có 250 người từng đột quỵ và 250 người được chẩn đoán mắc phải hội chứng mạch vành cấp, kết quả cho thấy, những người có khoảng thời gian đi ngủ sau bữa ăn kéo dài có nguy cơ đột quỵ thấp nhất.

  • an-banh-bao-cap-dong-qua-3-ngay-bi-nhiem-aflatoxin2-17205175372091919488918-0-97-808-1390-crop-1720517681139336331961.jpg

    Không nên ăn bánh bao đông lạnh quá 3 ngày vì sản sinh chất gây ung thư Aflatoxin? Lời giải đáp của chuyên gia

Vì vậy, để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, sau khi ăn, bạn nên ngồi nghỉ và thư giãn khoảng 20-30 phút để tiêu hóa thức ăn rồi hẵng khi đi ngủ trưa.

2. Thời gian ngủ trưa quá dài

Nếu cho rằng ngủ trưa càng lâu thì đầu óc càng minh mẫn khi thức dậy thì đó là một quan điểm sai lầm. Theo đó, việc ngủ trưa quá lâu đã được khoa học chứng minh là dễ khiến não bước vào trạng thái nghỉ ngơi sâu, đến khi thức dậy sẽ có cảm giác mệt mỏi, đau đầu, chân tay yếu và thậm chí là lú lẫn.

screenshot-2024-07-10-153900-17206007729051669768056-1720682654529-172068265471597663534.png

Bên cạnh nguy cơ mắc cao huyết áp và tim mạch, việc ngủ trưa quá 1 giờ còn có thể khiến con người bị mất trí nhớ. Một nghiên cứu kéo dài gần 15 năm đã chỉ ra mối liên hệ giữa thời lượng của giấc ngủ trưa với bệnh Alzheimer. Nghiên cứu cho biết những người bị chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer có thời gian ngủ trưa trung bình lên tới 68 phút mỗi ngày, làm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cũng tăng lên 40%.

3. Ngủ trưa sai tư thế

Ngủ trưa sai tư thế là hiện trạng xảy ra thường xuyên với dân văn phòng và người lao động. Nhiều người thường chọn ngủ ngồi và úp mặt lên bàn mà không biết rằng đây là thói quen vô cùng có hại cho sức khỏe.

Theo đó, việc ngủ trưa trên bàn có thể khiến máu lưu thông kém. Ngoài ra, nó có thể chèn ép nhãn cầu và gây áp lực nội nhãn quá mức. Chưa kể, tư thế ngủ trưa này cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mọi người. Vì vậy, bạn nên duy trì tư thế ngủ trưa đúng cách. Đối với người trung niên và người già, sau khi ngủ trưa dậy có thể thực hiện một số hoạt động nhẹ nhàng và uống một ít nước.

screenshot-2024-07-10-154124-1720600893364560202133-1720682655589-1720682655715420358821.png

Vậy giấc ngủ trưa bao lâu là thích hợp nhất?

Thực tế, đối với người lớn, thời gian ngủ trưa lý tưởng rơi vào khoảng 20-30 phút. Thời lượng ngủ trưa này sẽ giảm bớt cảm giác mệt mỏi, uể oải khi thức dậy và còn giúp phục hồi thể lực hiệu quả.

Đối với trẻ em, các chuyên gia khuyến cáo, thời gian ngủ trưa mỗi ngày của trẻ dưới 1 tuổi nên từ 2-3 tiếng; trẻ 4-6 tuổi là 1-2 tiếng; trên 6 tuổi nên ngủ khoảng 30-60 phút.

Tổng hợp

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020