Chuyên mục  


Đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, anh Nam (*) tại Bắc Giang vẫn nhớ như in giây phút bác sĩ thông báo anh bị suy thận giai đoạn cuối. Lúc đó, anh mới 25 tuổi, sốc khi nghĩ rằng mình sẽ phải gắn bó với chiếc máy chạy thận suốt đời.

Anh Nam tâm sự ban đầu, anh bị đau bụng, buồn nôn nhiều. Anh tới bệnh viện huyện khám. Bác sĩ siêu âm và thông báo hai thận của anh đã teo nhỏ, kết quả xét nghiệm không còn chức năng.

Nghe bác sĩ thông báo suy thận giai đoạn cuối và phải nhập viện lọc máu càng sớm càng tốt, tai anh Nam như ù đi. Anh rất hối hận vì không đi khám sức khoẻ sớm.

“Tôi không tin được vào kết quả bác sĩ thông báo vì trước đó không có biểu hiện gì, vẫn sinh hoạt và đi làm bình thường”, anh Nam chia sẻ.

Sau đó, anh Nam đi khám tại một số bệnh viện khác nhưng kết quả không thay đổi. Anh chấp nhận mỗi tuần 3 lần tới bệnh viện lọc máu chu kỳ.

bs-dung-tham-kham-cho-bn-1736833623750-17368336238211927660371.jpg

Một bệnh nhân trẻ bị suy thận mạn đang được bác sĩ khám. (Ảnh: N.H).

Một trường hợp khác là anh Hưng (*) tại Hà Nội, cách đây 5 năm, khi đi khám sức khoẻ định kỳ, anh phát hiện chỉ số protein niệu bất thường. Anh được bác sĩ hướng dẫn theo dõi và điều trị bằng thuốc.

Sau đó, anh Hưng đến Bệnh viện Bạch Mai để kiểm tra lại và được chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn sớm. Bác sĩ hướng dẫn anh cách ăn uống, sinh hoạt để bảo tồn thận.

Năm 2022, khi thấy nước tiểu có nhiều bọt và lâu tan hơn bình thường, anh Hưng đi khám lại và được hướng dẫn uống thuốc, ăn kiêng và định kỳ theo dõi hằng tháng.

  • dau-hieu-tren-dau-canh-bao-suy-than4-17365857958231636245307-28-0-478-720-crop-17365859274521574414007.jpg

    Đàn ông bị suy thận thường có 3 triệu chứng cảnh báo sớm ở đầu: Kiểm tra xem bạn có dấu hiệu bất thường nào không

Mới đây, anh Hưng thấy xuất hiện thêm các triệu chứng như buồn nôn, mất ngủ, thay đổi vị giác nên đến Bệnh viện Bạch Mai khám. Anh được chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối cần phải điều trị thay thế.

Chức năng thận giờ còn dưới 10%. Trong thời gian chờ thận ghép, tôi phải lọc máu chu kỳ”, anh Hưng cho hay.

Suy thận tăng ở người trẻ

Tại Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai, có khoảng 160-180 bệnh nhân thận đang điều trị nội trú. Trung bình mỗi ngày, trung tâm tiếp nhận 30-40 bệnh nhân mới. Trong đó, số lượng bệnh nhân dưới 30 tuổi có xu hướng gia tăng.

TS.BS Nghiêm Trung Dũng - Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch mai - cho biết đa phần những trường hợp trẻ suy thận đang điều trị tại trung tâm là do viêm cầu thận mạn. Có bệnh nhân chỉ mới 15 -16 tuổi khi được chẩn đoán mắc bệnh thận mạn thì đã ở giai đoạn cuối. 

Bệnh thận thường diễn biến rất âm thầm, giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Ở Trung tâm Thận tiết liệu và Lọc máu, có nhiều người chỉ phát hiện bệnh sau khi khám sức khỏe tại cơ quan hoặc làm hồ sơ đi du học.

Theo TS.BS Nghiêm Trung Dũng, xu hướng gia tăng suy thận ở người trẻ liên quan đến nhiều vấn đề, bao gồm:

- Viêm cầu thận;

- Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ;

- Người trẻ mắc các bệnh lý chuyển hóa sớm.

Theo TS.BS Nghiêm Trung Dũng, phát hiện sớm bệnh thận mạn giúp kéo dài thời gian điều trị bảo tồn với chi phí điều trị thấp, hiệu quả… Nhưng khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, chi phí điều trị lớn hơn, thời gian điều trị bảo tồn rút ngắn lại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

(*) Tên nhân vật đã được thay đổi.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020