Chuyên mục  


tumblroqjacpafx11w7z1lbo6400-17340823628002140342596-173468441991072816235-95-0-345-400-crop-1734684439457475664096-1734749281946-1734749282022455419573.png

Ăn nhiều rau củ và trái cây tươi luôn được biết đến là một phần của lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, ăn trái cây sai sách có thể "vô tình" gây nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí là kích hoạt tế bào ung thư phát triển, chẳng hạn như ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư thận,...

1. Tiết kiệm ăn trái cây bị thối, hỏng

Khi thấy những phần của trái cây chuyển sang màu đen, mềm và thối, bạn có sợ lãng phí và cắt bỏ những phần thối này và tiếp tục ăn các phần trái cây chưa bị hỏng không?

  • Nói thật: 3 loại trái cây tuyệt đối không ăn khi bụng đói, dạ dày bọc sắt cũng không “đỡ” đượcĐọc ngay

Theo Health Sina, khi trái cây bắt đầu bị hỏng, vi khuẩn hay nấm mốc sẽ sinh sôi không ngừng và thẩm thấu vào phần chưa bị hỏng, sinh ra các độc tố nấm mốc có thể gây viêm gan, thận và làm giảm khả năng miễn dịch. Có thể kể đến các độc tố nấm phổ biến như aflatoxin, patulin.

Trong đó, aflatoxin đã được WHO khuyến cáo là chất gây ung thư loại I. Người bệnh hấp thụ aflatoxin qua đường miệng dù chỉ 1 miligam cũng có thể gây ung thư như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư thận,...

1734430289717373280111-1734684192017-173468419586228635820-1734749282524-1734749282573810647625.jpg

Ảnh: TwNews

Patulin cũng là một độc tố nấm mốc có thể gây ung thư - thường tìm thấy trong táo hoặc nước ép táo bị mốc hỏng. Nó được tạo ra bởi nhiều loại nấm mốc, nhất là aspergillus, penicillium và byssochlamys. Triệu chứng nhiễm độc patulin thường gặp bao gồm: chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng,... Trường hợp nặng có thể xảy ra co giật, hôn mê và nguy hiểm đến tính mạng. Patulin tuy chưa được chứng minh gây ung thư ở người nhưng đã được xác định là một chất gây độc cho gene.

2. Không rửa sạch sẽ hoa quả trước khi ăn

Trái cây có thể bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu, vi khuẩn,... trong quá trình sinh trưởng, thu hái và vận chuyển chẳng hạn như Norovirus, Salmonella, Listeria và Cyclospora hay các loại ký sinh trùng như giun kim, giun móc, các loại sán như sán lá gan. Nếu chẳng may tiếp xúc và bị các tác nhân này "xâm nhập" cơ thể, sức khỏe sẽ rất nguy hiểm.

Vì vậy, trái cây phải được rửa kỹ rồi mới ăn. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật và Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị bạn có thể dùng nước sạch nhiều lần để rửa sạch bề mặt quả để loại bỏ bụi bẩn cùng các tồn dư còn sót lại. Đối với những loại trái cây có vỏ dày như táo, lê, bạn nên gọt vỏ trước khi ăn. Ngoài ra, để rửa trái cây sạch sẽ bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng các chất tẩy rửa rau quả chuyên dụng để làm sạch và khử trùng tốt hơn.

n2ld-1734680153049833937005-1734684196449-17346841965471153311098-1734749283387-17347492834711095647799.gif

Ảnh: VSGIF

Ngoài ra, nếu không muốn ăn phải lượng lớn tồn dư thuốc trừ sâu, hãy cố gắng mua và ăn trái cây, rau củ tươi theo mùa, vì chúng không cần bảo quản lâu và sẽ ít sử dụng thuốc trừ sâu hơn.

Cuối cùng, dù ăn trái cây có tốt cho sức khỏe như thế nào thì cũng không nên tham mà ăn quá nhiều. Ăn quá nhiều trái cây có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe, nhất là ở người có bệnh lý nền và người có thói quen ăn các loại trái cây có hàm lượng đường cao dễ làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn chuyển hóa như béo phì, tiểu đường. Hay ăn quá nhiều trái cây giàu axit cũng dễ gây kích ứng niêm dạ dạ dày ruột, lâu dài sẽ sinh bệnh.

Theo đó, khuyến nghị chung về lượng trái cây và rau quả nên ăn là ít nhất 400 gam mỗi ngày, hoặc năm phần ăn 80 gam. Một khẩu phần 80 gam tương đương với một miếng nhỏ có kích thước bằng một quả bóng tennis.

Nguồn: Sohu

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020