Chuyên mục  


Công ty làm vậy đúng hay sai? Nếu sai thì chúng tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

- Luật sư Trương Nguyễn Công Nhân (Đoàn luật sư TP.HCM) trả lời:

luat-su-truong-nguyen-cong-nhan-1731943010851529810540.jpeg

Luật sư Trương Nguyễn Công Nhân

Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong những trường hợp sau đây:

a. Kết hôn: nghỉ 3 ngày.

b. Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 1 ngày.

c. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 3 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 1 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Ngoài các trường hợp nghỉ không lương như nêu trên, người lao động sẽ không được trả lương khi:

+ Khoản 2 điều 99 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp người lao động phải ngừng việc do lỗi của mình thì không được trả lương.

+ Khoản 2 điều 30 Bộ luật Lao động 2019, trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động cũng không được hưởng lương.

Như vậy, công ty không thể tự ý cho người lao động nghỉ không lương. Chỉ khi có lý do mà luật quy định hoặc có thỏa thuận từ cả hai phía, công ty mới được phép cho người lao động nghỉ không lương.

Trường hợp người lao động phải nghỉ làm do công ty yêu cầu mà không có thỏa thuận và không có các lý do khác thì sẽ được coi là ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động.

Lúc này, theo quy định tại điều 99 Bộ luật Lao động, tùy từng trường hợp ngừng việc cụ thể, người lao động được trả lương tương ứng cho từng trường hợp.

Nếu tự cho người lao động nghỉ mà không chịu trả lương, người sử dụng lao động sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 điều 17 nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt (theo điểm a khoản 5 điều 17 nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

sao-16772112046771017920626.jpg

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020