Chuyên mục  


Thông tin trên được công bố hôm 22/10.

Vào tháng 6, cảnh sát đã mở cuộc điều tra sau khi một video xuất hiện trên YouTube với nội dung một phụ nữ ngoài 20 tuổi đã quay vlog về việc phá thai ở tuần thứ 36 và khẳng định cô không biết mang thai cho đến thời điểm đó.

Video dài 20 phút được đăng ngày 27/6, nhưng đã bị gỡ xuống chỉ vài ngày sau đó sau khi nổ ra tranh cãi về tính xác thực và bản chất tội phạm của việc phá thai như vậy.

Cuộc tranh cãi này đã thu hút sự chú ý của Bộ Y tế Hàn Quốc cũng như cơ quan thực thi pháp luật. Nhà chức trách bắt đầu điều tra.

Cảnh sát đã ban hành lệnh khám xét Google để truy tìm YouTuber, nhưng Google từ chối hợp tác. Sau đó, các nhà điều tra đã phân tích các video và phim ngắn trên YouTube và với sự trợ giúp của các cơ quan khác đã xác định được bệnh viện nơi diễn ra ca phẫu thuật.

Người mẹ 24 tuổi bị bắt hôm 12/8, đang đối mặt tội Giết người. Ngoài giám đốc bệnh viện và bác sĩ trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật, 4 nhân viên y tế cũng bị cáo buộc hỗ trợ giết người.

Những người ủng hộ phán quyết của tòa án năm 2019 về việc hợp pháp hóa phá thai, trong biểu tình ở Seoul năm 2018. Ảnh: CNN

Hàn Quốc chỉ cho phép phá thai trong 5 trường hợp: khi phụ nữ mang thai hoặc chồng của cô ấy mắc bệnh di truyền hoặc bệnh truyền nhiễm, khi thai kỳ là kết quả của hiếp dâm hoặc loạn luân, và khi việc mang thai gây ra rủi ro cho sức khỏe của người phụ nữ. Song không quy định thời điểm, địa điểm hoặc cách thức phá thai được thực hiện.

Các chuyên gia cho rằng đây là một khoảng trống chính sách không chỉ mở ra cánh cửa cho hành vi sai trái tiềm ẩn mà còn cản trở việc tiếp cận dịch vụ phá thai an toàn, khi phụ nữ và bác sĩ buộc phải đối mặt với tình trạng bất ổn về mặt pháp lý.

Trong hơn sáu thập kỷ, phá thai ở Hàn Quốc là một tội, có thể bị phạt tới 2 năm tù. Sản phụ phá thai cũng có thể bị phạt tù tới một năm.

Năm 2019, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã bãi bỏ lệnh cấm đó, trao cho Quốc hội thời hạn đến cuối năm 2020 để ban hành luật phá thai mới, theo khuyến nghị của tòa án, luật này nên bao gồm giới hạn thai kỳ là 22 tuần. Hiện, việc này chưa được đáp ứng.

Theo ước tính của Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc, số ca phá thai đã giảm mạnh trong những thập kỷ gần đây, từ con số ước tính là 241.411 ca vào năm 2008 xuống chỉ còn 32.063 vào năm 2020, song thực tế có thể cao hơn nhiều.

Hải Thư (Theo Yonhap, CNN)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020