Tiếp nối kỳ trước, đồn đoán về những bóng trắng xuất hiện trong ngôi nhà từng xảy ra vụ thảm án kinh hoàng có 9 người tự tử tập thể ở Sài Gòn vẫn tiếp tục xuất hiện dù sự việc đã trôi qua hơn một thập kỷ. Thế nhưng vẫn có những người cho rằng, tất cả chỉ là đồn đoán, bịa đặt. Vậy dưới những góc nhìn khác, ẩn chứa đằng sau đó những bí ẩn gì?
Giải mã lời đồn ma mị
Theo năm tháng, đến nay căn nhà đã được sửa sang lại, người thân của gia đình ông C. hiện cũng đang sinh sống tại đây để lo hương khói cho những người đã mất. Ngay phía trước mặt tiền ngôi nhà bây giờ đã được sửa sang thành một quán cà phê võng. Người kinh doanh quán nước này là người con gái thứ 4 trong gia đình ông C.. Phía sau quán cà phê là 1 căn nhà kiên cố, khang trang ẩn dưới tán cây mát rượi. Cơ ngơi này đã thay thế cho căn nhà cấp 4 là hiện trường vụ án năm nào.
Người phụ nữ này từng chia sẻ, cha mẹ bà, tức vợ chồng ông C. có tất cả 7 người con. Trong vụ án hơn 10 năm trước, cha mẹ cùng 5 anh em và 2 người cháu của bà đã mất. Chỉ có người anh cả và bà, khi đó sống ở nơi khác nên thoát nạn.
Ngôi nhà xảy ra thảm kịch làm 9 người chết cháy năm 2008 nay đã được sửa sang lại.
Hiện tại, gia đình người phụ nữ gồm cả dâu rể và vài người cháu sinh sống trong căn nhà này. Bàn thờ 9 thành viên qua đời năm đó được bố trí ngay giữa nhà. Gia đình người anh cả cũng sống gần đây...
Người phụ nữ kể, đã có nhiều đồn đại về căn nhà nhưng thực tế đó chỉ là những lời thêu dệt. Gia đình bà vẫn sống yên ổn từ trước đến nay.
Nhớ lại lúc cha - ông C. - cùng 8 thành viên khác trong gia đình thuộc 3 thế hệ tử vong bí ẩn, không có trăn trối hay di chúc, giấy tờ cũng không còn. 3 năm sau, gia đình dì muốn cất căn nhà mới khang trang nhưng hàng xóm tranh chấp, cho rằng khu đất trị giá hàng chục tỷ đồng là của họ. Người phụ nữ này đã phải vác đơn đi kiện ròng rã suốt một năm trời mới giải quyết xong và bắt đầu xây lại căn nhà.
Tuy nhiên, nhiều người cũng hoài nghi, liệu rằng vì là "người nhà" nên họ không thể thấy những thứ người ngoài có thể thấy? Bởi người gọi ông C. là ông ngoại cũng cho câu trả lời tương tự khi được hỏi đến. Nhưng câu trả lời lại có phần thuyết phục hơn rất nhiều.
"Từ ngày sự việc xảy ra, không ít lời bàn tán của người dân cho rằng đêm nào cũng thấy hồn ma lượn lờ trước cửa nhà. Hơn nữa, anh em họ hàng cũng sợ hãi và không ai dám ngủ lại đây qua đêm, ngay cả ông cậu của tôi (người con trai cả của ông C. - PV) cũng chỉ lên hương khói, rồi về chứ không bao giờ ngủ lại.
Nguyên nhân sâu xa của điều đó là do mọi người sợ hãi nếu gặp lại những người đã mất trong giấc mơ. Vì không ai chịu đến đây ở, nên vợ chồng tôi phải dọn về đây ở ngay sau khi vụ cháy xảy ra để thờ phụng, nhang khói cho ông bà, các cậu, các dì và người em trai của tôi".
Chỉ mong gặp mà không đượcChia sẻ với PV về những lời hù dọa ma mị của dư luận, chị L. cho biết: "Vì từ nhỏ được ngoại và các cậu, dì yêu quý nên chúng tôi luôn mong muốn gặp được họ trong giấc mơ để biết được nguyên nhân dẫn đến sự việc và cuộc sống của họ sau khi chết. Có đợt con tôi ngủ mớ nó dậy kêu là đã gặp được ông ngoại. Tôi thì mong gặp lại không thấy".
Ngoài ra, chị L. cũng cho rằng, những lời đồn như vậy xuất hiện ngày càng nhiều có thể do liên quan đến giá trị của mảnh đất này: "Không chỉ vậy, lợi dụng những lời bàn tán ấy, không ít cò đất tìm đến nhà và khuyên chúng tôi nên bán khu đất này vì khó mà làm ăn yên ổn được. Tuy nhiên, chúng tôi một mực không chịu bán vì đây là đất của ông bà để lại nên sửa sang để hương khói cho mọi người.
Điều đáng nói là, từ lúc ở đây đến giờ, chúng tôi vẫn sinh sống bình thường và không hề bắt gặp những tiếng khóc, hình ảnh hồn ma giống như mọi người bàn tán.
Có đợt, ngay cả những người làm nhà cho tôi họ cũng không dám ngủ lại coi công trình vì sợ có ma, nhưng đó là do họ sợ quá tự thêu dệt nên chứ làm gì có chuyện ma mãnh. Chuyện thiên hạ thì muôn hình muôn vẻ, lời đồn đại thì cũng nhiều nhưng vợ chồng con cái tôi mặc kệ hết, đúng là chuyện hoang đường".
Nếu như những câu trả lời trên có vẻ chưa "thuyết phục" vì từ một phía người nhà nạn nhân thì câu trả lời từ phía chính quyền địa phương và cơ quan chức năng có lẽ sẽ phần nào khiến chúng ta "tin tưởng" hơn. Ông B., tổ trưởng tổ 33, khu phố 2, phường Trung Mỹ Tây (Q.12) lúc bầy giờ cho biết:
"Tôi đã sống ở đây từ lâu, cũng thường phải có việc đi qua ngôi nhà lúc đêm khuya. Mỗi lần đi ngang, tôi đều nhìn vào ngôi nhà nhưng ngoài sự yên tĩnh tôi không hề thấy có điều gì bất ổn.
Hiện tại chị L. là người trực tiếp trông nom ngôi nhà. Ông cũng đã trao đổi với chị về việc người dân đồn đại câu chuyện ma mị xung quanh ngôi nhà. Nhưng chị L. khẳng định, đó chỉ là lời thêu dệt của thiên hạ và hoàn toàn bịa đặt. Là con cháu trong nhà, nhưng chị chưa bao giờ tận mắt trông thấy có vong L. của người quá cố".
Có lẽ những lời đồn đại ma mị xung quanh ngôi nhà của gia đình ông C. thực sự được thêu dệt từ giới “cò” bất động sản nhằm làm mất giá trị mảnh đất của gia đình ông. Bởi trước đó, khu đất mà gia đình ông C. đang sở hữu từng có người dạm hỏi mua với giá 25 tỷ đồng.
Điều này dường như được chứng thực khi chủ quán một cơm ngay trước ngôi nhà cũng từng chứng kiến: "Từ ngày xảy ra thảm án, ma đâu không thấy,chỉ thấy có nhiều cò đất lợi dụng lời đồn ma mị tìm đến cô cháu ngoại của ông C. khuyên gia đình nên bán mảnh đất nhiều ám khí đi để còn làm ăn “xuôi chèo mát mái.
"Tôi cũng đã nghe nhiều người đồn đoán trong căn nhà này có ma nhưng từ ngày mở quán tới nay, tôi chẳng thấy ma quỷ đâu cả. Mỗi lần dọn hàng, tôi đều gửi đồ ở trong nhà này, có hôm tận 12 giờ đêm một mình tôi bán hàng mà chẳng thấy có gì khác thường. Nghe nhiều người đồn, tôi cũng muốn một lần tận mắt trông thấy mà trông hoài chẳng thấy".
Nỗi đau người ở lại
Sau nhiều năm xảy ra vụ việc kinh hoàng, căn nhà giờ đây đã được sửa sang lại, người thân của gia đình ông C. hiện cũng đang sinh sống tại đây để lo hương khói cho những người đã mất. Thế nhưng mỗi khi nhớ lại những gì đã xảy ra với người thân của mình, chị L. - cháu gọi ông C. là ông ngoại, đang ở tại căn nhà thảm án vẫn không khỏi nghẹn ngào nhớ lại.
Vụ thảm án trên đã lùi xa, giờ đây, những người thân còn lại trong gia đình ông C. đang nỗ lực để xây dựng cuộc sống mới. Những câu chuyện, lời đồn thổi về ngôi nhà xảy ra thảm án có ma là hoàn toàn bịa đặt", vị cán bộ cơ quan CSĐT Công an quận 12 (TP.HCM) chia sẻ.
"Thời điểm xảy ra vụ việc, tôi đang ở quận Phú Nhuận. Nhận được tin báo, ngay lập tức tôi chạy về căn nhà của ông ngoại thì phải chứng kiến cảnh tượng hãi hùng trước mắt...
"Ông ngoại sống rất hòa thuận, mẫu mực. Khi ông bà cố chết đi, có chia đất cho các anh chị em của ông ngoại đều nhau. Sau đó, họ cũng ít đi lại với nhau, vì ông ngoại đã ghét ai thì không đến nhà người đó.
Gia đình ông ngoại sống vương giả, các con cái của ông ngoại cũng không ai phải làm gì hết. Cái ngày xảy ra thảm án thì ngay ngày hôm sau là đám giỗ, gia đình tôi định sáng sớm mới về thì nghe được hung tin".
Trong vụ việc đau lòng năm đó, ngoài ông ngoại, bà ngoại và các gì, cậu của mình, chị L. còn phải chịu đựng nỗi đau đớn gấp bội khi mất đi cả người em trai ruột của mình.
Nhắc đến người em trai, chị L. lại nghẹn ngào: "Em tôi ở với ngoại từ nhỏ, không ngờ mọi sự lại xảy ra và lấy đi sự sống của em ấy khi tuổi đời còn quá nhỏ".
Vụ thảm án đã lùi xa hơn cả thập kỷ và hiện giờ những người thân của ông C. vẫn đang cố gắng quên đi nỗi đau tang thương trong gia đình, để quá khứ lui vào dĩ vãng và xây dựng cuộc sống mới. Có lẽ câu chuyện về căn nhà ở Sài Gòn có 9 người chết bí ẩn nghi tự tử tập thể sẽ mãi chẳng chẳng bao giờ lãng quên trong kí ức của nhiều người dân phường Trung Mỹ Tây. Thế nhưng ở một góc độ khác, nếu người trong cuộc muốn quên đi câu chuyện khủng khiếp ngày xưa để tiếp tục sống... thì có lẽ tất cả hãy thuận theo tự nhiên.