Chuyên mục  


Số liệu này được Hiệp hội Rau quả Việt Nam tính toán dựa trên dữ liệu từ hải quan.

Trung Quốc vẫn là thị trường mua rau quả Việt nhiều nhất, gần 4,1 tỷ USD trong 10 tháng. Mức này tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 66,5% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

Các thị trường khác như Mỹ tăng trưởng 35%, Hàn Quốc (41%) và Thái Lan (70%). Trong khi đó, Hà Lan là thị trường duy nhất sụt giảm 26%.

Sầu riêng là loại trái cây chiếm khoảng 40-45% kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 10 tháng đầu năm nay. Trong đó, Trung Quốc là thị trường mua nhiều loại quả này, với 3 tỷ USD. Nhờ đó, Việt Nam giữ vị trí thứ hai về thị phần xuất khẩu sầu riêng sang thị trường tỷ dân này, với 39%, sau Thái Lan (60,2%).

Thu hoạch sầu riêng tại Châu Thành (Bến Tre). Ảnh: Hoàng Nam

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng Trung Quốc là thị trường khổng lồ và có nhu cầu rất lớn với rau quả, đặc biệt là sầu riêng Việt Nam.

Theo ông, với mức tăng trưởng xuất khẩu những tháng qua, Việt Nam có khả năng vượt Thái Lan để trở thành nhà xuất khẩu sầu riêng lớn nhất sang Trung Quốc trong 1-2 năm tới. Ông cũng kỳ vọng xuất khẩu rau quả năm nay đạt kỷ lục 7 tỷ USD.

Tháng 8, Việt Nam ký nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc, mở ra cơ hội lớn cho nông sản. Hai tháng trước, nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu lớn, có đơn vị đạt thỏa thuận cung cấp đến 1.500 container dừa sang thị trường này.

Tại Mỹ, nông sản Việt, đặc biệt là dừa, chanh dây và trái cây, ngày càng được ưa chuộng, hứa hẹn mở rộng quảng bá và tăng trưởng trong tương lai. Riêng với Thái Lan, năm nay thời tiết bất lợi khiến nhiều nông sản của họ giảm sản lượng. Do đó, quốc gia này cũng liên tục tăng mua từ thị trường Việt để tiêu dùng nội địa hoặc tái xuất sang Trung Quốc.

Thi Hà

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020