Chuyên mục  


Thời gian gần đây, câu chuyện mâu thuẫn giữa nhà sáng lập và người tự nhận là vận hành công ty liên quan đến thương hiệu Phở Thìn Lò Đúc nhận được sự chú ý. Bên cạnh những thông tin liên quan giữa các cá nhân, dư luận cũng đặt ra câu hỏi tác động tiêu cực đến thương hiệu Phở Thìn cũng như việc sở hữu về nhãn hiệu. Trên thực tế đã từng có nhiều câu chuyện liên quan đến tranh chấp về nhãn hiệu giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Tranh chấp nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên tại Mỹ

Cà phê Trung Nguyên là một nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam được thành lập năm 1996. Trong quá trình mở rộng ra thị trường quốc tế, Trung Nguyên cũng gặp phải sự tranh chấp về nhãn hiệu.

Tháng 7/2000, Trung Nguyên và một doanh nghiệp Mỹ là Rice Field Corp tiếp xúc lần đầu và đàm phán để nhập khẩu sản phẩm cà phê vào Mỹ. Sau một thời gian xuất khẩu vào thị trường này, doanh nghiệp mới tiến hành đăng ký bảo hộ nhưng tháng 11/2000 nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên đã được Rice Field Corp nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ với cơ quan quản lý Mỹ.

Phía Trung Nguyên sau đó đã khẩn trương nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với sản phẩm của mình và yêu cầu tuyên vô hiệu với hồ sơ của đối tác. Theo ước tính doanh nghiệp thiệt hại khoảng 1 triệu USD cho các chi phí thuê luật sự, thiệt hại do hoạt động kinh doanh bị chậm trễ.

Lùm xùm giữa Hảo Hảo và Hảo Hạng

Một câu chuyện khác lùm xùm về nhãn hiệu là giữa Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (VinaAcecook) và Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu (Asia Foods) về việc bao bì sản phẩm mì Hảo Hạng giống bao bì mì Hảo Hảo của Acecook.

Đầu năm 2015, VinaAcecook phát hiện sản phẩm của AsiaFood có bao bì tương tự sản phẩm của mình và gửi công văn khuyến cáo. Đến tháng 3/2015, Asia Foods khẳng định mì Hảo Hạng không sao chép mẫu mã của Hảo Hảo và cho biết tạm ngưng sản xuất từ ngày 4/2/2015. Đến tháng 4 năm này, VinaAcecook phát hiện trên thị trường vẫn bán sản phẩm mì Hảo Hạng nên quyết định khởi kiện lên Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương.

Tại phiên xét xử, Tòa án đã tuyên mì Hảo Hạng của Asia Foods có hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ đối với mì Hảo Hảo của VinaAcecook. Do đó Asia Foods phải chấm dứt vi phạm, đăng báo xin lỗi công khai và bồi thường 80 triệu đồng chi phí luật sư cho VinaAcecook. 

anh-man-hinh-2023-02-25-luc-112958-1677299665412.png

Nhãn hiệu gây nhầm lẫn có thể gây thiệt hại cho người tiêu dùng (Ảnh: Unsplash).

Nhà sáng lập mất thương hiệu bánh Đức Phát

Đức Phát là thương hiệu đình đám một thời tại TPHCM được thành lập năm 1984 bởi vợ chồng ông Kao Siêu Lực và bà Dư Đức Phát.

Ông Kao Siêu Lực vốn là người gốc Hoa. Ban đầu, ông Lực làm nghề chạy xe ba gác, sau đó chuyển sang buôn bán gạo, giao bột mì rồi xin vào học việc tại các lò bánh.

Về sau ông Lực cùng vợ mở tiệm bánh, ban đầu chỉ bán bánh bông lan. Sau đó ông tự mày mò, tìm hiểu công thức để làm ra những loại bánh mới, tiệm bánh ngày càng phát triển. Ông Lực là người lo sản xuất, bà Phát là người quản lý tài chính.

Tuy nhiên sau nhiêu năm hôn nhân giữa 2 người rạn nứt và năm 2005 hai người chính thức ra tòa. Việc thỏa thuận chia tài sản, bà Dư Đức Phát trả 1 triệu USD và giữa lại thương hiệu Đức Phát. Ông Lực sau đó khởi nghiệp lại ở tuổi 51 với thương hiệu bánh ABC.

Tranh chấp giữa Vinamilk và NutiFood

Năm 2015, Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng NutiFood đã có văn bản gửi tới Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) sử dụng nhãn hiệu hàng hóa có khả năng gây nhầm lẫn. Hai sản phẩm gây nhầm lẫn là Dielac Grow Plus của Vinamilk và Grow Plus của NutiFood.

Văn bản còn nêu rõ kiểu dáng thiết kế bao bì nhãn hiệu tương tự về màu sắc, sử dụng biểu tượng lá cờ Mỹ dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Về phía Vinamilk cho rằng "Dielac Grow Plus" là một trong các dòng sản phẩm của nhãn hiệu Dielac đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo đúng các quy định của pháp luật.

(tổng hợp)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020