Chuyên mục  


Phốt pho vàng là mặt hàng quan trọng đối với nền công nghiệp toàn thế giới. Trước năm 2021, phốt pho vàng chủ yếu được sử dụng trong ngành phân bón. Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng tăng đối với chất bán dẫn và pin lithium phosphate - được sử dụng trong xe điện. Tương lai của phốt pho vàng dự kiến sẽ phù hợp với triển vọng đầy hứa hẹn của ngành công nghiệp bán dẫn và pin lithium. Hiện tại, khoảng 20% nhu cầu về phốt pho được thúc đẩy bởi ngành bán dẫn.

Phốt pho vàng là ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng, ô nhiễm nặng, rủi ro môi trường nổi bật và các vấn đề dư thừa công suất dài hạn. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã liên tiếp ban hành một loạt các chính sách nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp phốt pho vàng phát triển theo hướng xanh, tiết kiệm năng lượng và ít carbon.

Do đó, việc đưa ra các chính sách này đã hạn chế nghiêm ngặt việc sản xuất phốt pho vàng tại Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy việc rút dần một số năng lực sản xuất lạc hậu khỏi thị trường. Hơn nữa, kể từ năm 2018, Trung Quốc gần như đã ngừng xuất khẩu phốt pho và chỉ sản xuất để tiêu thụ trong nước. Đây được đánh giá là cơ hội tốt cho CTCP Tập đoàn hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC).

2-17229197482951681283839-1722988137818-17229881382291924773682.png

Nguồn: Công ty CP Chứng khoán MB (MBS)

3-17229197483161994115008-1722988138665-1722988138776342109828.png

DGC là đơn vị xuất khẩu phốt pho vàng lớn nhất Châu Á. Phốt pho vàng là vật liệu quan trọng trong công nghệ sản xuất chất bán dẫn và trong ngành F&B. DGC cũng là công ty duy nhất trên thế giới có thể sản xuất phốt pho vàng từ quặng apatit ở cả dạng bột và dạng cục.

DGC hiện chỉ có hai đối thủ cạnh tranh chính trong phân khúc trên thị trường là Kazphosphate (KAZ (Kazazstan, công suất 120,000 tấn/năm) và Bayer (Hoa Kỳ, công suất 200.000 tấn/năm). Trong đó, sản phẩm của KAZ có chất lượng thấp hơn DGC do chất lượng đá phosphate và công nghệ sản xuất thấp.

Theo báo cáo tài chính do Đức Giang công bố, doanh thu của công ty trong quý 2/2024 đạt 2.504 tỷ đồng (tăng 3,7% so với cùng kỳ) trong đó phân lân nông nghiệp và mảng khác khác tăng 11,2% so với cùng kỳ khi nhà máy WPA hoạt động trở lại sau 3 tháng bảo dưỡng trong quý 1/2024 trong khi doanh thu phốt pho và dẫn xuất giảm 2,5% so với cùng kỳ chủ yếu do giá mặt hàng này thấp hơn (giảm 16,7% so với cùng kỳ).

Biên lợi nhuận gộp trong quý 2/2024 tăng 0,3 điểm % so với cùng kỳ, đạt 39,3% nhờ giá quặng apatit thấp hơn, giúp lợi nhuận gộp tăng 4,6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, thu nhập tài chính thấp hơn (giảm 8,8% so với cùng kỳ) do lãi suất tiền gửi thấp hơn khiến lợi nhuận ròng quý 2/2024 đi ngang (giảm 0,1% so với cùng kỳ).

Lợi nhuận ròng quý 2/2024 của DGC tăng 19,6% so với quý trước chủ yếu nhờ vào phân lân nông nghiệp và các phân khúc khác, cho thấy tín hiệu về sự phục hồi của DGC. Lợi nhuận ròng 6 tháng đầu năm 2024 đạt 1,515 tỷ đồng (giảm 7,1% so với cùng kỳ).

4-1722919787826511225065-1722988139189-1722988139363813375198.png

Nguồn: Công ty CP Chứng khoán MB (MBS)

Giá phốt pho vàng hiện đang ở mức thấp nhất trong một năm và không có khả năng giảm xuống mức năm 2021 do các hạn chế khai thác apatit tại Trung Quốc.

Báo cáo phân tích của Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) nhận định: "Chúng tôi kỳ vọng giá phốt pho vàng sẽ phục hồi mạnh hơn trong nửa cuối 2024 khi ngành công nghiệp bán dẫn phục hồi hoàn toàn. Chúng tôi dự báo giá P4 của DGC sẽ đạt 4.400 USD/tấn trong nửa cuối 2024 (tăng 4,6% so với 6 tháng đầu năm) và sản lượng P4 đạt 25.000 tấn trong nửa cuối 2024 (tăng 25% so với 6 tháng năm 2024).

Do đó, chúng tôi dự báo lợi nhuận ròng của DGC trong nửa cuối 2024 sẽ đạt 1.985 tỷ đồng (tăng 31,0% so với 6 tháng 2024), đưa lợi nhuân ròng năm 2024 lên 3.504 tỷ đồng. 

Tiến tới năm 2025, nhờ công suất bán dẫn toàn cầu mở rộng, chúng tôi dự báo giá phốt pho vàng và sản lượng bán ra của DGC trong năm 2025 sẽ tăng 4,5% so với cùng kỳ và 12,7% so với cùng kỳ, đạt lần lượt 4.600 USD/tấn và 51.000 tấn, giúp lợi nhuận ròng năm 2025 tăng trưởng 22% lên 4.284 tỷ đồng".

Phốt pho vàng thực chất là phốt pho tinh khiết (màu trắng) có lẫn tạp chất.

Phốt pho vàng được khai thác từ quặng Apatit (Ca3(PO4)2), là nguyên liệu đầu vào quan trọng để sản xuất Axit Phosphoric (H3PO4) – vốn được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn và pin xe điện.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020