Chuyên mục  


Chúng gồm dự án về hóa dầu tại Amur mà Sinopec góp khoảng nửa tỷ USD với Sibur - nhà sản xuất hóa dầu lớn nhất của Nga. Dự án bị dừng sau khi Sinopec biết các cổ đông của Sibur và thành viên hội đồng quản trị Gennady Timchenko đã bị phương Tây trừng phạt.

Dự án thứ hai là liên doanh tiếp thị khí đốt với nhà sản xuất khí đốt Novatek vì lo ngại Sberbank, một trong những cổ đông của Novatek, nằm trong danh sách trừng phạt mới nhất của Mỹ. Novatek từ chối bình luận.

Bắc Kinh đã nhiều lần lên tiếng phản đối các lệnh trừng phạt, khẳng định sẽ duy trì giao thương bình thường với Nga, đồng thời từ chối lên án hành động của Moskva tại Ukraine.

Logo Sinopec tại một trạm xăng ở Hong Kong. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, theo Reuters, đằng sau hậu trường thì chính phủ vẫn lưu ý về việc thận trọng đầu tư tại Nga. Kể từ khi xung đột nổ ra, ba gã khổng lồ năng lượng nhà nước gồm Sinopec, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã đánh giá tác động của các lệnh trừng phạt với hàng tỷ USD đầu tư vào Nga của họ.

"Các công ty tuân theo chặt chẽ chính sách đối ngoại của Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng này", giám đốc điều hành tại một công ty dầu khí nhà nước cho biết. "Không có chỗ cho các công ty thực hiện bất kỳ sáng kiến nào về đầu tư mới", vị này nói thêm.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập lãnh đạo từ ba tập đoàn năng lượng để xem xét mối quan hệ kinh doanh của họ với các đối tác Nga và hoạt động địa phương. Nguồn tin cho hay cơ quan này kêu gọi các tập đoàn không thực hiện bất kỳ động thái hấp tấp nào khi mua tài sản của Nga.

Cả ba cũng đã thành lập nhóm chuyên trách về các vấn đề liên quan đến Nga và đang lên các kế hoạch dự phòng cho sự gián đoạn kinh doanh và trong trường hợp họ chịu các lệnh trừng phạt thứ cấp.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ năm (24/3) nói rằng Trung Quốc biết rõ tương lai kinh tế của họ gắn liền với phương Tây, sau khi ông cảnh báo với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng Bắc Kinh có thể hối tiếc khi đứng về phía Nga. Các công ty dầu khí toàn cầu Shell, BP và Equinor đã cam kết sẽ rút khỏi các hoạt động của họ ở Nga ngay sau ngày 24/2.

Phía Sibur cho biết họ tiếp tục hợp tác với Sinopec bao gồm cả hợp tác triển khai nhà máy Amur. "Sinopec đang tích cực tham gia vào các vấn đề quản lý xây dựng của dự án, bao gồm cung cấp thiết bị, làm việc với các nhà cung cấp và nhà thầu. Chúng tôi cũng đang cùng làm việc về các vấn đề tài chính cho dự án", Đại diện Sibur trả lời Reuters.

Ngoài nhà máy Amur đã được lên kế hoạch của Sinopec, CNPC và CNOOC cũng là những nhà đầu tư vào lĩnh vực khí đốt tự nhiên của Nga, chiếm cổ phần thiểu số trong dự án xuất khẩu Arctic LNG 2 vào năm 2019 và Yamal LNG vào năm 2014.

Phiên An (theo Reuters)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020