Chuyên mục  


Lệnh trừng phạt được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 24/3, nhắm vào hai công ty Nga là Ardis Group và PFK Profpodshipnik LLC, cùng Học viện Khoa học Tự nhiên Số hai của Triều Tiên. Washington cũng áp thêm trừng phạt với công dân Nga Igor Aleksandrovich Michurin cùng công dân Triều Tiên Ri Sung-chol.

"Các biện pháp trừng phạt này là một phần trong nỗ lực không ngừng của chúng tôi nhằm cản trở khả năng phát triển chương trình tên lửa của Triều Tiên", phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Ned Price nói.

20210218002292-3028-1614053367-9994-4141-1648171015.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=G8qWmHiYxwQtVZ7zqM3dUA

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price phát biểu tại thủ đô Washington hôm 17/2. Ảnh: AFP.

Các lệnh trừng phạt được đưa ra cùng ngày Triều Tiên tuyên bố phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới Hwasong-17 từ sân bay Bình Nhưỡng, dưới sự giám sát của Chủ tịch Kim Jong-un.

"Tên lửa, được phóng tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng, bay tới độ cao tối đa 6.248,5 km và bay quãng đường 1.090 km trong 4.052 giây trước khi đánh chính xác vào khu vực định sẵn" ở biển Nhật Bản, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết.

Đây có thể là vụ thử ICBM lớn nhất từ trước đến nay của Triều Tiên và là lần đầu Bình Nhưỡng bắn thử tên lửa xuyên lục địa kể từ năm 2017.

Theo KCNA, ông Kim Jong-un nói vũ khí mới sẽ "thực hiện sứ mệnh một cách đáng tin cậy là trở thành biện pháp răn đe chiến tranh hạt nhân mạnh mẽ". Ông "tự hào nhận xét rằng sự xuất hiện vũ khí chiến lược mới của Triều Tiên sẽ khiến cả thế giới một lần nữa nhận thức rõ ràng sức mạnh các lực lượng vũ trang chiến lược của chúng ta", KCNA đưa tin.

anh-cat-PIC0066887-jpeg-8218-1648172160.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=tyvAWP3Amnmz5Yj_KxRF2w

Tên lửa Hwasong-17 của Triều Tiên rời bệ phóng hôm 24/3. Ảnh: KCNA.

Giới phân tích quân sự cho rằng Hwasong-17 có kích thước lớn hơn đáng kể so với Hwasong-15. Nó có đường kính khoảng 2,5 m, khối lượng ước tính 80-110 tấn và được đặt trên xe chở đạn 11 trục, khiến Hwasong-17 được xếp vào nhóm ICBM di động trên mặt đất lớn nhất thế giới.

Triều Tiên không tiến hành vụ thử hạt nhân hay ICBM nào kể từ khi lãnh đạo Kim Jong-un ra lệnh đình chỉ hoạt động này vào năm 2018. Bình Nhưỡng hồi tháng 1 ám chỉ xem xét "tái khởi động những hoạt động tạm đình chỉ" để đối phó Mỹ do chính sách thù địch cùng mối đe dọa quân sự từ Washington.

Vụ phóng hôm qua là lần thử nghiệm vũ khí thứ 13 của Triều Tiên kể từ đầu năm, trong đó có hai vụ được nước này mô tả là thử "vệ tinh trinh sát". Đây là tần suất thử nghiệm vũ khí chưa từng có, khiến Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản liên tục phản đối. Seoul, Tokyo và Washington đã lên án vụ thử tên lửa Hwasong-17, cho rằng nó sẽ làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo trong bối cảnh tân tổng thống Hàn Quốc sắp nhậm chức.

Washing cùng ngày cũng áp lệnh trừng phạt với công ty Trung Quốc Zhengzhou Nanbei Instrument Equipment vì cung cấp cho Syria các thiết bị bị kiểm soát bởi cơ chế không phổ biến vũ khí hóa học và sinh học.

Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định các lệnh trừng phạt đối với công ty Trung Quốc này đã nhấn mạnh những thiếu sót của Bắc Kinh khi thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và quá trình theo dõi không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Ngọc Ánh (Theo Reuters)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020