Chuyên mục  


"Thiết kế của oanh tạc cơ H-20 chắc chắn là không tốt bằng các vũ khí tàng hình của Mỹ, đặc biệt là những mẫu hiện đại sắp xuất xưởng", một quan chức tình báo giấu tên của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết tại cuộc gặp với báo giới ở Lầu Năm Góc hôm 22/4.

"Họ đã gặp phải nhiều thách thức trong khâu thiết kế kỹ thuật, cụ thể là làm thế nào để khiến oanh tạc cơ của họ có thể hoạt động theo cách tương tự B-2 hay B-21", người này nói thêm.

Anh-9621-1710309281-6473-1713857798.png?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=fXNysgUZODu9xXA5vSv8VA

Trung Quốc kỳ vọng H-20 sẽ là đối trọng với các mẫu oanh tạc cơ của Mỹ, bao gồm dòng B-21 Raider sắp ra mắt. Tuy nhiên, Bắc Kinh chưa tiết lộ nhiều thông tin của dòng máy bay này, ngoại trừ hình ảnh đồ họa H-20 được phủ bạt trong các video quảng bá, cho thấy nó có thiết kế cánh bay.

Giới chuyên gia nhận định H-20 có thể mang theo khoảng 45 tấn vũ khí, gồm cả khí tài hạt nhân, sở hữu tầm bay 8.500 km và xa hơn nếu được tiếp liệu trên không, có khả năng vươn tới bờ biển phía tây của Mỹ.

Phó tư lệnh không quân Trung Quốc Wang Wei hôm 11/3 thông báo nước này sẽ sớm ra mắt H-20, thêm rằng phi cơ sẽ được biên chế và đưa vào sản xuất hàng loạt không lâu sau khi hoàn thành các chuyến bay thử nghiệm. Tuy nhiên, ông không tiết lộ thời điểm cụ thể.

Trong khi đó, oanh tạc cơ B-21 Mỹ đã bay thử lần đầu vào tháng 10/2023 và bắt đầu được sản xuất với số lượng hạn chế từ cuối tháng 1. Không quân Mỹ dự kiến đưa mẫu phi cơ này vào biên chế trong hai năm tới.

Theo Lầu Năm Góc, B-21 là oanh tạc cơ thông minh được tích hợp nhiều công nghệ cảm biến, có thể mang theo nhiều loại đạn, kể cả vũ khí hạt nhân, sở hữu tầm hoạt động vượt trội các dòng hiện hành và có công nghệ tàng hình tối tân. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khẳng định ngay cả các hệ thống phòng không hiện đại nhất thế giới cũng không thể phát hiện được B-21.

sat-thu-tang-hinh-b-21-my-lan-dau-cat-canh-1699664810.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ZotIbOn8FaIaXaLztFzX3g
'Sát thủ tàng hình' B-21 Mỹ lần đầu cất cánh

Oanh tạc cơ B-21 Mỹ cất cánh tại bang California tháng 11/2023. Video: X/ShorealoneFilms

"Có vẻ như họ chọn công bố H-20 chỉ vì muốn chứng tỏ mình là cường quốc quân sự. Điều này không đồng nghĩa mẫu oanh tạc cơ đó có thể mang tới năng lực mà họ cần, hay họ có thể sản xuất nó với số lượng mong muốn", quan chức Mỹ cho hay.

Khi được hỏi phi cơ H-20 có khiến Mỹ lo ngại không, quan chức này trả lời "không hẳn".

Đây không phải lần đầu tiên giới chức Lầu Năm Góc đánh giá thấp kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Tháng 9/2022, tướng Kenneth Wilsbach, khi đó là tư lệnh Không quân Thái Bình Dương (PACAF) Mỹ, nói tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc không khiến nước này "phải lo lắng nhiều".

Quan chức tình báo Mỹ giấu tên, người vừa bình luận về oanh tạc cơ H-20, cho rằng tiêm kích J-20 là hệ thống "có năng lực cao", song không sở hữu các thông số mà Trung Quốc công bố. Giới chuyên gia của Bắc Kinh đánh giá J-20 là đối trọng của chiến đấu cơ F-22, máy bay được coi là tiêm kích tàng hình tốt nhất đang hoạt động trên thế giới.

Phạm Giang (Theo Defense One, TWZ, BI)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020