Chuyên mục  


ty-phu-jensen-huang-1735861990470-17358619907261183119887.jpg

Thủ tướng Phạm Minh Chính và CEO Nvidia Jensen Huang cùng đi uống bia ở Tạ Hiện, vào tối 5/12/2024. Ảnh: VGP

Theo đó, Chính phủ mới đây ban hành Nghị định 182/2024/NĐ-CP về thành lập, quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ đầu tư. Nghị định 182 có hiệu lực kể từ ngày 31/12/2024 và chính thức áp dụng từ năm tài chính 2024.

Nghị định mới này cho phép hỗ trợ tối đa 50% về chi phí đầu tư ban đầu cho những doanh nghiệp có dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghiệp bán dẫn và AI. Cụ thể, để được hỗ trợ về chi phí ban đầu, các doanh nghiệp phải không có nợ thuế và nợ ngân sách. Ngoài ra, dự án đầu tư trung tâm R&D phải có tác động tích cực đến hệ sinh thái đổi mới sáng tạo cũng như phát triển những công nghệ mới và sản phẩm mang tính đột phá của đất nước.

Bên cạnh đó, để nhận được mức hỗ trợ từ Chính phủ, dự án trung tâm R&D của doanh nghiệp phải thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu là 3.000 tỷ đồng ; đồng thời phải giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong 3 năm, kể từ ngày được cấp quyết định đầu tư.

Theo Nghị định 182, bên cạnh các tập đoàn bán dẫn và AI được hỗ trợ riêng về chi phí đầu tư ban đầu, những doanh nghiệp công nghệ khác cũng được nhiều hỗ trợ chung. Cụ thể, đối tượng được hưởng hỗ trợ chung sẽ bao gồm các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao cũng như doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao và doanh nghiệp có dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển.

Hỗ trợ chung sẽ bao gồm nhiều chi phí, bao gồm chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; đầu tư tạo tài sản cố định; nghiên cứu và phát triển; sản xuất sản phẩm công nghệ cao; đầu tư công trình hạ tầng xã hội; và các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.

Quỹ Hỗ trợ đầu tư là quỹ quốc gia được Chính phủ thành lập và giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý. Quỹ này hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Nhiệm vụ của quỹ là tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước cấp và nguồn hợp pháp khác, đồng thời chi hỗ trợ doanh nghiệp.

Với Nghị định 182 cho phép hỗ trợ tối đa 50% về chi phí đầu tư ban đầu cho những doanh nghiệp có dự án R&D công nghiệp bán dẫn và AI, những "đại bàng" như Nvidia có thể đón nhận tin vui khi đầu tư vào Việt Nam. Vào đầu tháng 12/2024, CEO Nvidia Jensen Huang đã sang Việt Nam để ký kết mở Trung tâm R&D và Trung tâm Dữ liệu AI. Việc mở hai trung tâm này nhằm thúc đẩy ứng dụng AI và mở rộng việc làm cho nhân lực trong nước.

thu-tuong-nvidia-1735861991257-17358619913191991934689.jpg

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp CEO Nvidia Jensen Huang vào chiều 5/12/2024. Nhân dịp này, Chính phủ Việt Nam và Nvidia ký kết mở Trung tâm R&D và Trung tâm Dữ liệu AI. Ảnh: VGP

Việt Nam từng hụt một số dự án lớn

Trên thực tế, trước khi có Nghị định 182, nước ta từng bị hụt một số dự án đầu tư từ những tập đoàn hàng đầu trên toàn cầu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng từng chỉ ra rằng, chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam khi đó chưa tương thích với bối cảnh mới, với sự ra đời của Thuế Tối thiểu toàn cầu. Chính sách của nước ta còn hạn chế với các nhà đầu tư nước ngoài như chỉ dựa vào các hình thức ưu đãi dựa trên thu nhập, ưu đãi tiền thuê đất, nhưng chưa có ưu đãi dựa trên chi phí.

Trong một báo cáo trong năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng Nghị định 182, chỉ ra rằng, thực tế có không ít tập đoàn lớn đã tiến hành khảo sát nghiên cứu việc đầu tư ở nước ta, nhưng vì chưa có quy định cụ thể nên họ lại chuyển sang quốc gia khác.

Chẳng hạn, Tập đoàn bán dẫn AT&S của Áo đã thực hiện khảo sát, đồng thời dự kiến đầu tư, nhưng sau đó lại chuyển sang Malaysia. Nguyên nhân là do Việt Nam không đáp ứng được cơ chế hỗ trợ theo chi phí cũng như lao động công nghệ cao có sẵn. Ngoài ra, Tập đoàn Intel từng đề xuất về dự án sản xuất chip, với vốn đầu tư 3,3 tỷ USD, đồng thời hỗ trợ 15% tiền mặt cho Việt Nam. Tuy nhiên, tập đoàn này lại chuyển sang Ba Lan.

Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ đầu tư gồm: Hội đồng quản lý Quỹ và Cơ quan điều hành Quỹ.

Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập có nhiệm kỳ 5 năm và được xem xét bổ nhiệm lại. Hội đồng quản lý Quỹ bao gồm: Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng. Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng quản lý Quỹ thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020